Góp ý vào Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2030, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi Thủ tướng và Bộ Xây dựng kiến nghị không nên đặt vấn đề Trung tâm hành chính Quốc gia tại Ba Vì.
Thay vào đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị cần khẳng định Ba Đình hiện tại cũng như lâu dài vẫn là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia.
Ba Đình phải luôn được xác định là vị trí để đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và việc xây dựng nhà Quốc hội cùng các cơ quan làm việc của Quốc hội.
Vì vậy, theo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, cần tiếp tục quy hoạch và xây dựng để hoàn chỉnh khu vực Ba Đình và vùng phụ cận là nơi đặt các trụ sở Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, đảm bảo phù hợp và kế thừa các giá trị của khu vực Ba Đình.
Giải thích lý do cho kiến nghị trên, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng về mặt không gian, Ba Vì không đủ các điều kiện thuận lợi về khí hậu, lịch sử, truyền thống, thể chế chính trị, khả năng tiếp cận với các loại hình giao thông; khả năng kết nối các vùng xung quanh, khả năng gắn với một đô thị hành chính, chưa nói đến việc ảnh hưởng tới vùng sinh thái tự nhiên đặc biệt của Quốc gia và Hà Nội.
Hơn nữa, việc nghiên cứu xây dựng trung tâm hành chính quốc gia mới tại Ba Vì sẽ phải đầu tư mới toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật để có thể đảm bảo mối liên hệ với Trung tâm Ba Đình và các vùng trong cả nước, sẽ không phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.
Ủy ban Nhân dân thành phố gợi mở có hai khu vực đáp ứng yêu cầu xây dựng trụ sở cơ quan bộ, ngành của Chính phủ là Tây Hồ Tây và khu vực kề cận Trung tâm Hội nghị quốc gia tại khu vực Mễ Trì-Mỹ Đình đủ điều kiện theo các tiêu chí có đủ quỹ đất để xây dựng công trình hoặc tổ hợp công trình mới hiện đại; liên kết nơi làm việc của Chính phủ và trung tâm chính trị tại Ba Đình.
Cùng với việc di dời một số cơ quan này, thành phố cũng kiến nghị tiến hành cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện các cơ sở hiện hữu trong trung tâm và tại Ba Đình./.
Thay vào đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị cần khẳng định Ba Đình hiện tại cũng như lâu dài vẫn là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia.
Ba Đình phải luôn được xác định là vị trí để đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và việc xây dựng nhà Quốc hội cùng các cơ quan làm việc của Quốc hội.
Vì vậy, theo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, cần tiếp tục quy hoạch và xây dựng để hoàn chỉnh khu vực Ba Đình và vùng phụ cận là nơi đặt các trụ sở Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, đảm bảo phù hợp và kế thừa các giá trị của khu vực Ba Đình.
Giải thích lý do cho kiến nghị trên, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng về mặt không gian, Ba Vì không đủ các điều kiện thuận lợi về khí hậu, lịch sử, truyền thống, thể chế chính trị, khả năng tiếp cận với các loại hình giao thông; khả năng kết nối các vùng xung quanh, khả năng gắn với một đô thị hành chính, chưa nói đến việc ảnh hưởng tới vùng sinh thái tự nhiên đặc biệt của Quốc gia và Hà Nội.
Hơn nữa, việc nghiên cứu xây dựng trung tâm hành chính quốc gia mới tại Ba Vì sẽ phải đầu tư mới toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật để có thể đảm bảo mối liên hệ với Trung tâm Ba Đình và các vùng trong cả nước, sẽ không phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.
Ủy ban Nhân dân thành phố gợi mở có hai khu vực đáp ứng yêu cầu xây dựng trụ sở cơ quan bộ, ngành của Chính phủ là Tây Hồ Tây và khu vực kề cận Trung tâm Hội nghị quốc gia tại khu vực Mễ Trì-Mỹ Đình đủ điều kiện theo các tiêu chí có đủ quỹ đất để xây dựng công trình hoặc tổ hợp công trình mới hiện đại; liên kết nơi làm việc của Chính phủ và trung tâm chính trị tại Ba Đình.
Cùng với việc di dời một số cơ quan này, thành phố cũng kiến nghị tiến hành cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện các cơ sở hiện hữu trong trung tâm và tại Ba Đình./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)