Ngày 28/2, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác quản lý nhà nước về tôn giáo năm 2011, tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTg về một số công tác đối với đạo Tin lành và sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 1940/CT-TTg về nhà, đất liên quan đến tôn giáo.
Biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của những cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, XI đều nhận định vấn đề dân tộc tôn giáo trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có những diễn biến phức tạp, trong điều kiện đó, các cán bộ, công chức và những người làm công tác rất vất vả mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Phó Thủ tướng lưu ý năm 2012, công tác tôn giáo có nhiều biến động phức tạp, dân tộc, tôn giáo là vấn đề mà các thế lực thù địch phản động tiếp tục lợi dụng để chống phá nhà nước Việt Nam, do vậy cần chủ động nắm bắt tình hình thực tế, có những đánh giá khác quan, làm rõ hơn nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để có những bài học tốt, những mô hình mới.
Phó Thủ tướng đề nghị các cán bộ làm công tác tôn giáo tiếp tục triển khai các Nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo, đẩy mạnh công tác tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách đối với các tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo; sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Trước mắt sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành pháp luật về tôn giáo. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách tôn giáo cho các chức sắc tôn giáo để thực hiện tốt hơn. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện chủ trương đối với đạo Tin lành phía Bắc và Tây Nguyên, kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch lôi kéo bà con về đây sinh hoạt trái phép.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu toàn ngành tiếp tục thực hiện chủ trương của Chính phủ về nhà đất liên quan đến công tác tôn giáo, giải quyết tốt, không để xảy ra các điểm nóng về vấn đề tôn giáo, đẩy mạnh thanh tra các vụ việc có liên quan đến đất đai tôn giáo, phối hợp với các địa phương thực hiện việc cấp nhà đất cho các tổ chức tôn giáo. Chúng ta quan tâm đến quyền lợi chính đáng, đến nhu cầu cấp thiết của giáo dân hay các tôn giáo – Phó Thủ tướng khẳng định.
Theo Phó Thủ tướng, trong bối cảnh hiện nay, phải chú trọng công tác dự báo tình hình, cán bộ làm công tác tôn giáo phải tham gia tham mưu cho các cấp ủy đảng và thông tin cho đồng bào có đạo về tình hình kinh tế của địa phương, nhất là vấn đề về nhà đất, phải gặp gỡ, lắng nghe, không để xảy ra tình trạng bị động. Nhiệm vụ của công tác tôn giáo rất lớn, Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan đến tôn giáo thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, để có những đóng góp vào ổn định và phát triển của đất nước. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, giao lưu quốc tế, củng cố quan hệ đối ngoại nhà nước về công tác tôn giáo với các nước; tập trung đào tạo đội ngũ làm công tác tôn giáo, nâng vị trí của tôn giáo trong hệ thống chính trị hiện nay.
Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ chính quyền các cấp, ban dân vận, các ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên cần tạo điều kiện quan tâm đến cán bộ làm công tác tôn giáo, thực hiện cơ chế Phó Giám đốc các Sở được báo cáo trực tiếp Bí thư mỗi khi có vụ việc xảy ra.
Theo đánh giá của Ban Tôn giáo Chính phủ, năm 2011, ngành quản lý nhà nước về tôn giáo đã hướng dẫn, giúp đỡ và quản lý hoạt động tôn giáo đảm bảo tuân thủ pháp luật; giải quyết kịp thời một số vụ việc phức tạp không để phát sinh thành điểm nóng về tôn giáo; thực hiện công tác đối ngoại tôn giáo và đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng tôn giáo, đấu tranh nhân quyền; chủ động phối hợp, nắm tình hình, kịp thời phát hiện tham mưu và giải quyết các nhu cầu của các tôn giáo đúng chính sách, pháp luật, tạo được sự đồng thuận trong chức sắc, tín đồ các tôn giáo đối với chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Việc thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTg về một số công tác đối với đạo Tin lành đã tạo bước đột phá trong công tác quản lý nhà nước, làm chuyển biến căn bản tình hình đạo Tin lành theo hướng ổn định hơn, giảm khiếu kiện và các vụ việc phản ứng phức tạp.
Các tổ chức Tin lành sau khi được công nhận đã hoạt động nề nếp, tuân thủ pháp luật và theo đường hướng tiến bộ, đồng hành cùng dân tộc. Không khí sinh hoạt đạo Tin lành ở những tổ chức, điểm nhóm Tin lành hợp pháp, ổn định; chức sắc, tín đồ phấn khởi, cởi mở và hợp tác với chính quyền địa phương.
Từ chỗ nhu cầu tinh thần được đảm bảo, đồng bào theo đạo Tin lành, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên đã yên tâm sản xuất, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo, tuân thủ pháp luật, cảnh giác và chủ động phối hợp với chính quyền địa phương đấu tranh chống hoạt động lợi dụng đạo Tin lành, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Tình trạng di dịch cư tự do của người Mông theo đạo Tin lành giảm. Bên cạnh đó, đạo Tin lành cũng góp phần loại trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, thực hiện hôn nhân một vợ một chồng…
Cùng với việc quan tâm đến các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, chính quyền các cấp luôn chú ý đến nhu cầu sử dụng nhà, đất của các tổ chức tôn giáo như một trong những điều kiện thiết yếu để hình thành cơ sở tôn giáo và phục vụ hoạt động tôn giáo. Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, chỉ tính đến năm 2009 đã có 604 xứ, họ đạo Công giáo, Chi hội Tin Lành, chùa của đạo Phật, họ đạo của đạo Cao Đài được lập mới hoặc khôi phục lại; gần 6.600 cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; một số chi hội tin lành ở các tỉnh Tây Nguyên, cơ sở đạo của Công giáo đã được xem xét giao đất xây dựng nhà thờ, mở rộng cơ sở để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của tín đồ.
Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 1940/CT-TTg về nhà đất liên quan đến tôn giáo của Thủ tướng Chính phủ đã tác động tích cực đến đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo, giúp cho người dân thêm tin tưởng vào các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, tình hình khiếu kiện đòi lại các cơ sở có nguồn gốc tôn giáo đã giảm về số lượng và sự gay gắt so với trước đây.
Tại Hội nghị, Bộ Nội vụ đã công bố quyết định của Thủ tướng, bổ nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II Phạm Dũng làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ./.
Biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của những cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, XI đều nhận định vấn đề dân tộc tôn giáo trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có những diễn biến phức tạp, trong điều kiện đó, các cán bộ, công chức và những người làm công tác rất vất vả mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Phó Thủ tướng lưu ý năm 2012, công tác tôn giáo có nhiều biến động phức tạp, dân tộc, tôn giáo là vấn đề mà các thế lực thù địch phản động tiếp tục lợi dụng để chống phá nhà nước Việt Nam, do vậy cần chủ động nắm bắt tình hình thực tế, có những đánh giá khác quan, làm rõ hơn nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để có những bài học tốt, những mô hình mới.
Phó Thủ tướng đề nghị các cán bộ làm công tác tôn giáo tiếp tục triển khai các Nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo, đẩy mạnh công tác tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách đối với các tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo; sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Trước mắt sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành pháp luật về tôn giáo. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách tôn giáo cho các chức sắc tôn giáo để thực hiện tốt hơn. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện chủ trương đối với đạo Tin lành phía Bắc và Tây Nguyên, kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch lôi kéo bà con về đây sinh hoạt trái phép.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu toàn ngành tiếp tục thực hiện chủ trương của Chính phủ về nhà đất liên quan đến công tác tôn giáo, giải quyết tốt, không để xảy ra các điểm nóng về vấn đề tôn giáo, đẩy mạnh thanh tra các vụ việc có liên quan đến đất đai tôn giáo, phối hợp với các địa phương thực hiện việc cấp nhà đất cho các tổ chức tôn giáo. Chúng ta quan tâm đến quyền lợi chính đáng, đến nhu cầu cấp thiết của giáo dân hay các tôn giáo – Phó Thủ tướng khẳng định.
Theo Phó Thủ tướng, trong bối cảnh hiện nay, phải chú trọng công tác dự báo tình hình, cán bộ làm công tác tôn giáo phải tham gia tham mưu cho các cấp ủy đảng và thông tin cho đồng bào có đạo về tình hình kinh tế của địa phương, nhất là vấn đề về nhà đất, phải gặp gỡ, lắng nghe, không để xảy ra tình trạng bị động. Nhiệm vụ của công tác tôn giáo rất lớn, Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan đến tôn giáo thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, để có những đóng góp vào ổn định và phát triển của đất nước. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, giao lưu quốc tế, củng cố quan hệ đối ngoại nhà nước về công tác tôn giáo với các nước; tập trung đào tạo đội ngũ làm công tác tôn giáo, nâng vị trí của tôn giáo trong hệ thống chính trị hiện nay.
Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ chính quyền các cấp, ban dân vận, các ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên cần tạo điều kiện quan tâm đến cán bộ làm công tác tôn giáo, thực hiện cơ chế Phó Giám đốc các Sở được báo cáo trực tiếp Bí thư mỗi khi có vụ việc xảy ra.
Theo đánh giá của Ban Tôn giáo Chính phủ, năm 2011, ngành quản lý nhà nước về tôn giáo đã hướng dẫn, giúp đỡ và quản lý hoạt động tôn giáo đảm bảo tuân thủ pháp luật; giải quyết kịp thời một số vụ việc phức tạp không để phát sinh thành điểm nóng về tôn giáo; thực hiện công tác đối ngoại tôn giáo và đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng tôn giáo, đấu tranh nhân quyền; chủ động phối hợp, nắm tình hình, kịp thời phát hiện tham mưu và giải quyết các nhu cầu của các tôn giáo đúng chính sách, pháp luật, tạo được sự đồng thuận trong chức sắc, tín đồ các tôn giáo đối với chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Việc thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTg về một số công tác đối với đạo Tin lành đã tạo bước đột phá trong công tác quản lý nhà nước, làm chuyển biến căn bản tình hình đạo Tin lành theo hướng ổn định hơn, giảm khiếu kiện và các vụ việc phản ứng phức tạp.
Các tổ chức Tin lành sau khi được công nhận đã hoạt động nề nếp, tuân thủ pháp luật và theo đường hướng tiến bộ, đồng hành cùng dân tộc. Không khí sinh hoạt đạo Tin lành ở những tổ chức, điểm nhóm Tin lành hợp pháp, ổn định; chức sắc, tín đồ phấn khởi, cởi mở và hợp tác với chính quyền địa phương.
Từ chỗ nhu cầu tinh thần được đảm bảo, đồng bào theo đạo Tin lành, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên đã yên tâm sản xuất, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo, tuân thủ pháp luật, cảnh giác và chủ động phối hợp với chính quyền địa phương đấu tranh chống hoạt động lợi dụng đạo Tin lành, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Tình trạng di dịch cư tự do của người Mông theo đạo Tin lành giảm. Bên cạnh đó, đạo Tin lành cũng góp phần loại trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, thực hiện hôn nhân một vợ một chồng…
Cùng với việc quan tâm đến các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, chính quyền các cấp luôn chú ý đến nhu cầu sử dụng nhà, đất của các tổ chức tôn giáo như một trong những điều kiện thiết yếu để hình thành cơ sở tôn giáo và phục vụ hoạt động tôn giáo. Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, chỉ tính đến năm 2009 đã có 604 xứ, họ đạo Công giáo, Chi hội Tin Lành, chùa của đạo Phật, họ đạo của đạo Cao Đài được lập mới hoặc khôi phục lại; gần 6.600 cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; một số chi hội tin lành ở các tỉnh Tây Nguyên, cơ sở đạo của Công giáo đã được xem xét giao đất xây dựng nhà thờ, mở rộng cơ sở để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của tín đồ.
Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 1940/CT-TTg về nhà đất liên quan đến tôn giáo của Thủ tướng Chính phủ đã tác động tích cực đến đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo, giúp cho người dân thêm tin tưởng vào các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, tình hình khiếu kiện đòi lại các cơ sở có nguồn gốc tôn giáo đã giảm về số lượng và sự gay gắt so với trước đây.
Tại Hội nghị, Bộ Nội vụ đã công bố quyết định của Thủ tướng, bổ nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II Phạm Dũng làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)