Ngày 12/3, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã có mặt tại Hà Nội để tham dự chuỗi sự kiện “Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ tư tại Đông Nam Á.
Theo đó, Giáo sư sẽ có bài giảng về chủ đề “Phương pháp học tập” vào lúc 2 giờ chiều ngày 13/3 tại Trường đại học Bách Khoa Hà Nội và ngày 15/3 tại Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Được biết, chuyến thăm trên do Quỹ Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại thủ đô Vienna, Áo, và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Trong cuộc họp báo ngày 12/3, Giáo sư cho rằng, trong học tập những kiến thức tưởng như hóc búa lại kích thích trẻ ham thích học tập hơn là mang đến cho chúng những kiến thức đơn điệu, tẻ nhạt.
Bên cạnh đó, Giáo sư cũng rất chú trọng đến môn văn học trong nhà trường phổ thông. Ông cho rằng, thậm chí các nhà khoa học trong các lĩnh vực tự nhiên cũng như xã hội đều cần chăm chút câu từ trong văn viết, văn nói. Bởi những phát ngôn hay bài viết đưa đến cho độc giả cần phải mạch lạc, dễ tiếp cận, dễ hiểu. Giáo sư cho rằng điều đó không chỉ tôn trọng bạn đọc, người đối thoại mà là tôn trọng chính mình.
“Ít người để ý rằng, việc nỗ lực lựa chọn câu từ sáng sủa đã giúp cho tư duy trở nên sáng sủa hơn. Ngôn ngữ cũng là hình thức thể hiện tư duy của con người,” giáo sư nói.
Theo ban tổ chức, Chương trình “Cầu nối” lần thứ tư tại Đông Nam Á sẽ bao gồm các sự kiện chính dành cho công chúng, được tổ chức liên tục từ tháng 11/2012 đến hết tháng 3/2013.
Các chủ đề của chuỗi sự kiện sẽ nằm trong nội dung “Xây dựng văn hóa hướng tới hòa bình và sự phát triển của một thế giới toàn cầu,” kết nối các quan điểm từ Việt Nam đến quốc tế.
Chuỗi sự kiện có sự tham gia của các diễn giả đoạt giải Nobel trong lĩnh vực kinh tế, vật lý, hóa học và y học. Đáng chú ý, tham gia sự kiện còn có Giáo sư Romano Prodi, nguyên Thủ tướng Italy và nguyên Chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu, và Giáo sư Ngô Bảo Châu.
Mục tiêu của “Cầu nối” là để tạo điều kiện tăng cường đối thoại và thông tin liên lạc giữa các nền văn hóa và tín ngưỡng trong khu vực Đông Nam Á và với các nước trên thế giới nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau.
Tất cả các sự kiện các sự kiện “Cầu nối” đều mở cửa tự do và miễn phí cho công chúng tham gia./.
Theo đó, Giáo sư sẽ có bài giảng về chủ đề “Phương pháp học tập” vào lúc 2 giờ chiều ngày 13/3 tại Trường đại học Bách Khoa Hà Nội và ngày 15/3 tại Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Được biết, chuyến thăm trên do Quỹ Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại thủ đô Vienna, Áo, và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Trong cuộc họp báo ngày 12/3, Giáo sư cho rằng, trong học tập những kiến thức tưởng như hóc búa lại kích thích trẻ ham thích học tập hơn là mang đến cho chúng những kiến thức đơn điệu, tẻ nhạt.
Bên cạnh đó, Giáo sư cũng rất chú trọng đến môn văn học trong nhà trường phổ thông. Ông cho rằng, thậm chí các nhà khoa học trong các lĩnh vực tự nhiên cũng như xã hội đều cần chăm chút câu từ trong văn viết, văn nói. Bởi những phát ngôn hay bài viết đưa đến cho độc giả cần phải mạch lạc, dễ tiếp cận, dễ hiểu. Giáo sư cho rằng điều đó không chỉ tôn trọng bạn đọc, người đối thoại mà là tôn trọng chính mình.
“Ít người để ý rằng, việc nỗ lực lựa chọn câu từ sáng sủa đã giúp cho tư duy trở nên sáng sủa hơn. Ngôn ngữ cũng là hình thức thể hiện tư duy của con người,” giáo sư nói.
Theo ban tổ chức, Chương trình “Cầu nối” lần thứ tư tại Đông Nam Á sẽ bao gồm các sự kiện chính dành cho công chúng, được tổ chức liên tục từ tháng 11/2012 đến hết tháng 3/2013.
Các chủ đề của chuỗi sự kiện sẽ nằm trong nội dung “Xây dựng văn hóa hướng tới hòa bình và sự phát triển của một thế giới toàn cầu,” kết nối các quan điểm từ Việt Nam đến quốc tế.
Chuỗi sự kiện có sự tham gia của các diễn giả đoạt giải Nobel trong lĩnh vực kinh tế, vật lý, hóa học và y học. Đáng chú ý, tham gia sự kiện còn có Giáo sư Romano Prodi, nguyên Thủ tướng Italy và nguyên Chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu, và Giáo sư Ngô Bảo Châu.
Mục tiêu của “Cầu nối” là để tạo điều kiện tăng cường đối thoại và thông tin liên lạc giữa các nền văn hóa và tín ngưỡng trong khu vực Đông Nam Á và với các nước trên thế giới nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau.
Tất cả các sự kiện các sự kiện “Cầu nối” đều mở cửa tự do và miễn phí cho công chúng tham gia./.
Linh Chi (Vietnam+)