Tại Hội nghị lãnh đạo các tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài vừa diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn đã nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò của các tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài.
Đánh giá cao Hội nghị lần đầu tiên này, Thứ trưởng cho rằng các ý kiến trình bày đã vẽ nên bức tranh khá toàn diện về tình hình cộng đồng và hoạt động của các hội đoàn với những thuận lợi, khó khăn và cả những kiến nghị. Song tựu chung lại là nguyện vọng muốn gắn bó hơn nữa với quê hương xứ sở.
Mong muốn được cấp giấy phép hoạt động dài hạn
Bà Jeanne Huỳnh, Chủ tịch Hội người về hưu và hợp tác phát triển an sinh tại Pháp cho biết: "Hội được thành lập năm 1992, là tổ chức thiện nguyện, với mục tiêu đầu tư vào chất xám để phát triển đất nước Việt Nam. Hội đang tiến hành 3 chương trình chính. Đó là cấp học bổng cho sinh viên; Tài trợ cho học sinh sinh viên nghèo; và giúp vốn cho nông dân nghèo."
Kiến nghị của bà Jeanne Huỳnh toát lên mong muốn tăng cơ hội, kéo dài thời gian về quê hương. Đó là mong muốn các cơ quan trong nước xem xét cấp giấy phép hoạt động dài hạn hơn cho Hội để thuận tiện trong việc hỗ trợ bà con vì thời hạn hiện nay một năm là quá ngắn và nhiều lúc lãnh đạo Hội không kịp về nước để xin gia hạn.
Hỗ trợ cho cán bộ Hội
Ông Hoàng Đức Hà, Ủy viên thường vụ ban chấp hành Hội người Campuchia gốc Việt Nam chia sẻ: Cộng đồng người Việt tại Campuchia trải qua nhiều biến động, đã có nhiều đóng góp hy sinh cho đất nước nhưng còn nhiều khó khăn, còn bị kỳ thị. Sự ra đời của Hội người Việt Nam tại Campuchia đã có vai trò tích cực trong việc gắn kết cộng đồng cũng như nâng cao vị thế của cộng đồng trong chính quyền và nhân dân sở tại.
Ông Hà đề nghị Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có chương trình đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ Hội. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác cộng đồng.
Đặc biệt, người đại diện Hội người Campuchia gốc Việt Nam cũng nêu yêu cầu: "Tăng đại biểu từ Campuchia về tham gia các hoạt động trong nước. Đề nghị các cơ quan trong nước hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho sinh hoạt cộng đồng với những hoạt động cụ thể, thiết thực; xây dựng giáo trình dạy tiếng Việt phù hợp, chú trọng công tác đào tạo giáo viên; cấp thêm học bổng cho con em kiều bào về nước học tập.
Chủ tịch Hội người Việt Nam tại liên bang Nga- ông Đỗ Xuân Hoàng đã có những thông báo khái quát về cộng đồng người Việt Nam tại Nga. Đó là một cộng đồng tương đối trẻ, có số lượng 60-80 ngàn người; chủ yếu làm kinh doanh. Tỷ lệ người có quy chế định cư thấp, chỉ 2%, nguyên nhân không hoàn toàn do phía Nga mà còn do tâm lý không muốn định cư lâu dài của đông đảo bà con.
Chia sẻ một số kinh nghiệm trong hoạt động Hội, ông Hoàng cho biết: Cần có hình thức tích cực khuyến khích cộng đồng hội nhập, có địa vị pháp lý vững chắc để sinh sống lâu dài; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức các hiệp hội; củng cố khối thống nhất và đoàn kết, đặt quyền lợi của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân; phát huy vai trò của các cơ quan đại diện trong công tác cộng đồng; chuẩn bị kịp thời để chủ động với những thay đổi trong chính sách của nước sở tại.
Đề xuất của ông Hoàng tiếp tục mang nguyện vọng nối nhịp cầu quê hương như: "Đề nghị các cơ quan hữu quan chú trọng việc điều tra lập cơ sở dữ liệu về cộng đồng, hỗ trợ đào tạo cán bộ cho Hội, đơn giản hoá thủ tục đầu tư ra nước ngoài, đơn giản hoá thủ tục cư trú của kiều bào; đàm phán hợp thức hoá quy chế cư trú cho người Việt Nam tại Nga và có chính sách hỗ trợ cán bộ hội đoàn, động viên, có các ưu đãi thực tế trong đi lại./.
Đánh giá cao Hội nghị lần đầu tiên này, Thứ trưởng cho rằng các ý kiến trình bày đã vẽ nên bức tranh khá toàn diện về tình hình cộng đồng và hoạt động của các hội đoàn với những thuận lợi, khó khăn và cả những kiến nghị. Song tựu chung lại là nguyện vọng muốn gắn bó hơn nữa với quê hương xứ sở.
Mong muốn được cấp giấy phép hoạt động dài hạn
Bà Jeanne Huỳnh, Chủ tịch Hội người về hưu và hợp tác phát triển an sinh tại Pháp cho biết: "Hội được thành lập năm 1992, là tổ chức thiện nguyện, với mục tiêu đầu tư vào chất xám để phát triển đất nước Việt Nam. Hội đang tiến hành 3 chương trình chính. Đó là cấp học bổng cho sinh viên; Tài trợ cho học sinh sinh viên nghèo; và giúp vốn cho nông dân nghèo."
Kiến nghị của bà Jeanne Huỳnh toát lên mong muốn tăng cơ hội, kéo dài thời gian về quê hương. Đó là mong muốn các cơ quan trong nước xem xét cấp giấy phép hoạt động dài hạn hơn cho Hội để thuận tiện trong việc hỗ trợ bà con vì thời hạn hiện nay một năm là quá ngắn và nhiều lúc lãnh đạo Hội không kịp về nước để xin gia hạn.
Hỗ trợ cho cán bộ Hội
Ông Hoàng Đức Hà, Ủy viên thường vụ ban chấp hành Hội người Campuchia gốc Việt Nam chia sẻ: Cộng đồng người Việt tại Campuchia trải qua nhiều biến động, đã có nhiều đóng góp hy sinh cho đất nước nhưng còn nhiều khó khăn, còn bị kỳ thị. Sự ra đời của Hội người Việt Nam tại Campuchia đã có vai trò tích cực trong việc gắn kết cộng đồng cũng như nâng cao vị thế của cộng đồng trong chính quyền và nhân dân sở tại.
Ông Hà đề nghị Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có chương trình đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ Hội. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác cộng đồng.
Đặc biệt, người đại diện Hội người Campuchia gốc Việt Nam cũng nêu yêu cầu: "Tăng đại biểu từ Campuchia về tham gia các hoạt động trong nước. Đề nghị các cơ quan trong nước hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho sinh hoạt cộng đồng với những hoạt động cụ thể, thiết thực; xây dựng giáo trình dạy tiếng Việt phù hợp, chú trọng công tác đào tạo giáo viên; cấp thêm học bổng cho con em kiều bào về nước học tập.
Chủ tịch Hội người Việt Nam tại liên bang Nga- ông Đỗ Xuân Hoàng đã có những thông báo khái quát về cộng đồng người Việt Nam tại Nga. Đó là một cộng đồng tương đối trẻ, có số lượng 60-80 ngàn người; chủ yếu làm kinh doanh. Tỷ lệ người có quy chế định cư thấp, chỉ 2%, nguyên nhân không hoàn toàn do phía Nga mà còn do tâm lý không muốn định cư lâu dài của đông đảo bà con.
Chia sẻ một số kinh nghiệm trong hoạt động Hội, ông Hoàng cho biết: Cần có hình thức tích cực khuyến khích cộng đồng hội nhập, có địa vị pháp lý vững chắc để sinh sống lâu dài; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức các hiệp hội; củng cố khối thống nhất và đoàn kết, đặt quyền lợi của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân; phát huy vai trò của các cơ quan đại diện trong công tác cộng đồng; chuẩn bị kịp thời để chủ động với những thay đổi trong chính sách của nước sở tại.
Đề xuất của ông Hoàng tiếp tục mang nguyện vọng nối nhịp cầu quê hương như: "Đề nghị các cơ quan hữu quan chú trọng việc điều tra lập cơ sở dữ liệu về cộng đồng, hỗ trợ đào tạo cán bộ cho Hội, đơn giản hoá thủ tục đầu tư ra nước ngoài, đơn giản hoá thủ tục cư trú của kiều bào; đàm phán hợp thức hoá quy chế cư trú cho người Việt Nam tại Nga và có chính sách hỗ trợ cán bộ hội đoàn, động viên, có các ưu đãi thực tế trong đi lại./.
Nguyễn Anh (Vietnam+)