Lễ dâng sao giải hạn, cầu an đầu năm mới theo nghi lễ Việt tại đã diễn ra tại chùa Cảnh Phước - có tên Thái là Wat Samananambhoriharn (chùa Xômananámborihản) hay Wat Yuon Saphan Khaw (chùa Việt Xạphan Khao) ở Bangkok.
Lễ cầu an cho bà con Phật tử do các nhà sư Việt Nam và Thái Lan đến từ những ngôi chùa phái An Nam tông (Annamnikaya) tại Bangkok tiến hành, với nghi lễ dâng hương hoa, thắp đốt nhang nến từ 19 giờ 30 tối.
Nét nổi bật trong buổi lễ là các quý thầy luân phiên tụng kinh theo nghi thức Phật giáo Việt Nam bằng tiếng Thái và tiếng Việt, cầu mong Trời Phật gia hộ cho các quý phật tử sức khỏe dồi dào, toàn gia hạnh phúc và đất nước bình yên.
Cũng giống như ở Việt Nam, bà con trong cộng đồng người Việt tại xứ “chùa Vàng” đến đây bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên; đồng thời dâng hương hoa, nến sớ ghi tên tuổi của các thành viên trong gia đình, và cầu khấn cho một ngày mai an lành.
Theo các sư thầy tại chùa, An Nam tông là một trong hai tông phái Phật giáo đại thừa duy nhất được các vị sư tổ người Việt du nhập vào Thái Lan từ 200 năm trước và đã được Vua Rama V của Thái Lan chính thức công nhận vào năm 1889.
Từ những ngày đầu tiên du nhập vào xứ sở này, An Nam tông luôn là một chỗ dựa tinh thần của cộng đồng người Việt phải đến đây làm ăn sinh sống vì những lý do khác nhau. Một số nghi lễ của An Nam tông đã trở thành một trong những nghi lễ không thể thiếu trong một số lễ của Hoàng Cung (ví dụ như lễ Công đức) và trong đời sống của người Thái, chẳng hạn như lễ cúng sao giải hạn đầu năm và lễ cúng Rằm tháng Bảy âm lịch.
Từ một hai ngôi chùa ở Bangkok thời kỳ đầu, đến nay An Nam tông đã hiện diện tại 18 ngôi chùa trên khắp nước Thái. Tại chùa Khánh Vân (Wat Uphairatchabamrung), thày Hạnh Chơn cho biết: “Hiện ở Bangkok có bảy chùa An Nam tông được xây cách đây khoảng 200 năm và 150 năm. Đó là chưa kể một ngôi chùa mới đang được xây dựng, tức sẽ có tổng cộng tám chùa như thế tại thủ đô của Thái Lan. Hiện thời có tám sư thày Việt Nam đang du học và ngụ tại các chùa Khánh Vân, chùa Cảnh Phước.” Năm nay lễ cầu an, dâng sao giải hạn diễn ra ở chùa Khánh Vân vào các ngày 14, 15 và 16 Tết Tân Mão.
Trong dịp xuân mới, Trung tâm Ngôn ngữ và Kiến thức Việt Nam thuộc trường Đại học Chulalongkorn đã tổ chức chuyến “Du xuân lên chùa lễ Phật cầu an đầu năm” cho các thày cô giáo, sinh viên và bạn bè người Thái cũng như người nước ngoài quan tâm đến văn hóa Việt Nam.
Những người tham dự có dịp được thăm quan bốn ngôi chùa, trong đó có chùa Quảng Phước - được coi là ngôi chùa đầu tiên của người Việt tại xứ “chùa Vàng” - và pháp đàm với các quý thày người Việt Nam, dùng cơm trưa thanh tịnh vui đón năm mới.
Đây là họat động phi lợi nhuận của trung tâm nhằm gắn kết cộng đồng người Việt đang làm việc, học tập và sinh sống tại Thái Lan, tìm hiểu lịch sử di cư của người Việt đến Bangkok, đồng thời giới thiệu về văn hóa Việt Nam với bè bạn quốc tế./.
Lễ cầu an cho bà con Phật tử do các nhà sư Việt Nam và Thái Lan đến từ những ngôi chùa phái An Nam tông (Annamnikaya) tại Bangkok tiến hành, với nghi lễ dâng hương hoa, thắp đốt nhang nến từ 19 giờ 30 tối.
Nét nổi bật trong buổi lễ là các quý thầy luân phiên tụng kinh theo nghi thức Phật giáo Việt Nam bằng tiếng Thái và tiếng Việt, cầu mong Trời Phật gia hộ cho các quý phật tử sức khỏe dồi dào, toàn gia hạnh phúc và đất nước bình yên.
Cũng giống như ở Việt Nam, bà con trong cộng đồng người Việt tại xứ “chùa Vàng” đến đây bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên; đồng thời dâng hương hoa, nến sớ ghi tên tuổi của các thành viên trong gia đình, và cầu khấn cho một ngày mai an lành.
Theo các sư thầy tại chùa, An Nam tông là một trong hai tông phái Phật giáo đại thừa duy nhất được các vị sư tổ người Việt du nhập vào Thái Lan từ 200 năm trước và đã được Vua Rama V của Thái Lan chính thức công nhận vào năm 1889.
Từ những ngày đầu tiên du nhập vào xứ sở này, An Nam tông luôn là một chỗ dựa tinh thần của cộng đồng người Việt phải đến đây làm ăn sinh sống vì những lý do khác nhau. Một số nghi lễ của An Nam tông đã trở thành một trong những nghi lễ không thể thiếu trong một số lễ của Hoàng Cung (ví dụ như lễ Công đức) và trong đời sống của người Thái, chẳng hạn như lễ cúng sao giải hạn đầu năm và lễ cúng Rằm tháng Bảy âm lịch.
Từ một hai ngôi chùa ở Bangkok thời kỳ đầu, đến nay An Nam tông đã hiện diện tại 18 ngôi chùa trên khắp nước Thái. Tại chùa Khánh Vân (Wat Uphairatchabamrung), thày Hạnh Chơn cho biết: “Hiện ở Bangkok có bảy chùa An Nam tông được xây cách đây khoảng 200 năm và 150 năm. Đó là chưa kể một ngôi chùa mới đang được xây dựng, tức sẽ có tổng cộng tám chùa như thế tại thủ đô của Thái Lan. Hiện thời có tám sư thày Việt Nam đang du học và ngụ tại các chùa Khánh Vân, chùa Cảnh Phước.” Năm nay lễ cầu an, dâng sao giải hạn diễn ra ở chùa Khánh Vân vào các ngày 14, 15 và 16 Tết Tân Mão.
Trong dịp xuân mới, Trung tâm Ngôn ngữ và Kiến thức Việt Nam thuộc trường Đại học Chulalongkorn đã tổ chức chuyến “Du xuân lên chùa lễ Phật cầu an đầu năm” cho các thày cô giáo, sinh viên và bạn bè người Thái cũng như người nước ngoài quan tâm đến văn hóa Việt Nam.
Những người tham dự có dịp được thăm quan bốn ngôi chùa, trong đó có chùa Quảng Phước - được coi là ngôi chùa đầu tiên của người Việt tại xứ “chùa Vàng” - và pháp đàm với các quý thày người Việt Nam, dùng cơm trưa thanh tịnh vui đón năm mới.
Đây là họat động phi lợi nhuận của trung tâm nhằm gắn kết cộng đồng người Việt đang làm việc, học tập và sinh sống tại Thái Lan, tìm hiểu lịch sử di cư của người Việt đến Bangkok, đồng thời giới thiệu về văn hóa Việt Nam với bè bạn quốc tế./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)