Ngày 26/8, tức ngày 10/7 âm lịch, hàng trăm bà con Việt kiều Bangkok cũng như một số tỉnh của Thái Lan đã hội tụ tại chùa Quảng Phước tham dự lễ Vu Lan báo hiếu, cầu chúc an lành, siêu sinh tịnh độ cho các đấng sinh thành.
Chùa Quảng Phước (Wat Anamnikayaram) là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Việt ở thủ đô Thái Lan.
Nhiều cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện của Việt Nam và sinh viên, học sinh Việt Nam đang công tác hay học tập ở đất nước của những nụ cười cũng có mặt tại buổi lễ, do Hội Văn hóa Thái-Việt phối hợp với Trung tâm Ngôn ngữ và Kiến thức Việt cùng các quý thầy tăng sinh Việt Nam du học tại đây tổ chức.
Tại buổi lễ, các tăng ni phật tử đã dâng hương hoa tỏ lòng tôn kính lên đức Phật, tụng kinh báo hiếu Vu Lan và lắng nghe các sư thầy thuyết giảng bằng tiếng Thái và tiếng Việt ý nghĩa của ngày lễ xá tội vong nhân, trách nhiệm của người con đối với đấng sinh thành.
Một nghi thức không kém phần quan trọng trong ngày lễ Vu Lan là bông hồng cài áo. Ai còn mẹ sẽ cài lên áo mình bông hồng đỏ. Ai đã mất mẹ thì cài lên bông hồng trắng để tưởng nhớ đến người đã sinh ra mình. Lễ cúng chẩn thí cô hồn cũng được tiến hành vào buổi chiều.
Kể từ lần đầu tiên tổ chức năm 2009, Đại lễ Vu Lan theo nghi thức Phật giáo Việt Nam đã được tiến hành hàng năm tại Thái Lan. Đối với công đồng Việt kiều nơi đây, đại lễ Vu Lan không chỉ là một ngày lễ trọng trong năm mà còn là dịp đặc biệt để bà con gặp gỡ, gắn kết cộng đồng và nhớ về cội nguồn dân tộc./.
Chùa Quảng Phước (Wat Anamnikayaram) là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Việt ở thủ đô Thái Lan.
Nhiều cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện của Việt Nam và sinh viên, học sinh Việt Nam đang công tác hay học tập ở đất nước của những nụ cười cũng có mặt tại buổi lễ, do Hội Văn hóa Thái-Việt phối hợp với Trung tâm Ngôn ngữ và Kiến thức Việt cùng các quý thầy tăng sinh Việt Nam du học tại đây tổ chức.
Tại buổi lễ, các tăng ni phật tử đã dâng hương hoa tỏ lòng tôn kính lên đức Phật, tụng kinh báo hiếu Vu Lan và lắng nghe các sư thầy thuyết giảng bằng tiếng Thái và tiếng Việt ý nghĩa của ngày lễ xá tội vong nhân, trách nhiệm của người con đối với đấng sinh thành.
Một nghi thức không kém phần quan trọng trong ngày lễ Vu Lan là bông hồng cài áo. Ai còn mẹ sẽ cài lên áo mình bông hồng đỏ. Ai đã mất mẹ thì cài lên bông hồng trắng để tưởng nhớ đến người đã sinh ra mình. Lễ cúng chẩn thí cô hồn cũng được tiến hành vào buổi chiều.
Kể từ lần đầu tiên tổ chức năm 2009, Đại lễ Vu Lan theo nghi thức Phật giáo Việt Nam đã được tiến hành hàng năm tại Thái Lan. Đối với công đồng Việt kiều nơi đây, đại lễ Vu Lan không chỉ là một ngày lễ trọng trong năm mà còn là dịp đặc biệt để bà con gặp gỡ, gắn kết cộng đồng và nhớ về cội nguồn dân tộc./.
Lê Minh Hưởng (Vietnam+)