Theo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đối tượng lấy ý kiến bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các cơ quan, tổ chức ở trung ương và ở địa phương.
TTXVN đã ghi nhận một số ý kiến tâm huyết của đại diện kiều bào Việt Nam sinh sống ở nước ngoài nhân Hội nghị lấy ý kiến đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài góp ý vào dự thảo.
Cụ thể hóa nghĩa vụ công dân của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Theo Tiến sỹ kinh tế Phan Bích Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam khóa VII, Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam tại Hungary, việc tổ chức lấy ý kiến những người Việt Nam định cư ở nước ngoài đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã khẳng định rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước, luôn coi cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.
Tiến sỹ Phan Bích Thiện đánh giá Dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này đã được sửa đổi, bổ sung những điểm rất phù hợp với sự phát triển của xã hội, đất nước trong quá trình hội nhập sâu, rộng với thế giới.
Điều đầu tiên trong bản Hiến pháp “Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền được quản lý bằng Hiến pháp và luật pháp đã được nâng lên một tầm cao mới, cụ thể và chi tiết hơn. Hiến pháp năm 1992 cũng quy định 'Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền' nhưng trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này quy định Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước được quản lý bằng Hiến pháp và pháp luật.”
Đây là bước tiến lớn trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền phục vụ nhân dân, xây dựng một xã hội văn minh công bằng, Tiến sỹ Phan Bích Thiện khẳng định.
Cũng theo Tiến sỹ Thiện, nhiều điều khoản liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp lần này đã được cụ thể hóa vào nhiều lĩnh vực một cách cụ thể.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã quy định “Công dân có thể phản ánh trực tiếp” thay cho quy định như Hiến pháp năm 1992 là “Công dân phản ánh qua các chính quyền nhân dân.” Đây cũng là một bước tiến lớn, thể hiện tính dân chủ trong Hiến pháp 1992 đã ngày càng được đề cao.
Đặc biệt, quy định quyền con người cũng là điều rất mới… Bản Hiến pháp lần này cũng rất sâu sát với các vấn đề cấp thiết không chỉ đối với Việt Nam mà còn là của thế giới nói chung như quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường… Những quy định này sẽ giúp bản Hiến pháp 1992 cập nhật được với những vấn đê thiết thực, thích ứng được với tất cả các bản Hiến pháp của các nước trên thế giới.
Đối với cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, việc quy định trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi “Nhà nước Việt Nam bảo hộ cho những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài” cũng khuyến khích cho chúng tôi rất nhiều trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân của người Việt Nam trong quá trình sinh sống, tuân thủ pháp luật ở nước ngoài vì chúng tôi đã nhận được sự bảo hộ, bảo vệ của Nhà nước Việt Nam trong bất cứ hoàn cảnh nào, Tiến sỹ Thiện cho biết.
Đề xuất những điều khoản cụ thể, Tiến sỹ Phan Bích Thiện cho rằng cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này nên quy định vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam một cách cụ thể hơn thành một chương riêng thể hiện vai trò phản biện xã hội để các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc sẽ làm tốt hơn việc phản ánh ý kiến của nhân dân cũng như phản biện xã hội.
Tiến sỹ Phan Bích Thiện đề nghị dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần có những quy định rõ ràng hơn uyền công dân một cách bình đẳng giữa người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. Dự thảo có ghi “Hiến pháp sau khi được Quốc hội thông qua có thể được trưng cầu ý dân” nhưng việc trưng cầu ý dân này là do Quốc hội quyết định.
Hiến pháp là một ký ước giữa nhân dân và nhà nước - nên chăng cần quy định rõ trong Hiến pháp "Hiến pháp đầu tiên được Quốc hội thông qua, sau đó trưng cầu ý dân. Sau khi trưng cầu ý dân thì Hiến pháp sẽ được thực hiện." Điều này sẽ giúp bản Hiến pháp thể hiện nguyện vọng của nhân dân và thực sự phục vụ cho nhân dân.
Cần quy định rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ của Việt kiều
Ông Trần Bá Phúc, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam khóa VII, Chủ tịch Hội Việt kiều Úc châu đánh giá Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có khá nhiều điểm mới như khẳng định nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, cụ thể hóa rất nhiều về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, nâng vấn đề quản lý Nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật lên một tầm cao hơn.
Theo ông Phúc, việc lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ cảm thấy gắn bó và gần gũi, có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với đất nước trực tiếp nhiều hơn nữa.
Ông Trần Bá Phúc kiến nghị, dự thảo chưa có quy định rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của người Việt Nam ở nước ngoài, như quy định thông thoáng hơn về mặt đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài, tạo điều kiện để cấp chứng minh nhân dân, hộ chiếu Việt Nam một cách thuận lợi.
Bên cạnh đó, mặc dù dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã có quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền tham gia sửa đổi Hiến pháp, được thực hiện quyền công dân nhưng chưa quy định rõ ràng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hưởng các quyền lợi như sở hữu đất đai, nhà cửa ở Việt Nam; tham gia bỏ phiếu bầu cử hoặc ứng cử; tham gia chính quyền địa phương sau khi hồi hương, sinh sống ở Việt Nam... để đóng góp cho quê hương, xứ sở - ông Trần Bá Phúc nhấn mạnh.
Ông Tài Phương, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Đối ngoại và Kiều bào, Chủ tịch Công ty Bắc Mỹ tại Hà Nội bày tỏ mong muốn, dự thảo bổ sung thêm điểm Nhà nước bảo hộ người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, đầu tư vào xây dựng phát triển đất nước.
Theo ông Phương, quy định như vậy sẽ khẳng định rõ Việt kiều đầu tư làm ăn, góp phần xây dựng đất nước được Nhà nước bảo hộ, góp phần phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
Tiến sỹ Nguyễn Trọng Bình, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu phát triển toàn cầu PFIZER, California., Mỹ cũng cho rằng Quy định tại Điều 18 và Điều 19 như trong dự thảo “người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam," "Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài" vẫn còn chung chung. Cần quy định rõ là Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài.../.
TTXVN đã ghi nhận một số ý kiến tâm huyết của đại diện kiều bào Việt Nam sinh sống ở nước ngoài nhân Hội nghị lấy ý kiến đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài góp ý vào dự thảo.
Cụ thể hóa nghĩa vụ công dân của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Theo Tiến sỹ kinh tế Phan Bích Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam khóa VII, Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam tại Hungary, việc tổ chức lấy ý kiến những người Việt Nam định cư ở nước ngoài đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã khẳng định rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước, luôn coi cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.
Tiến sỹ Phan Bích Thiện đánh giá Dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này đã được sửa đổi, bổ sung những điểm rất phù hợp với sự phát triển của xã hội, đất nước trong quá trình hội nhập sâu, rộng với thế giới.
Điều đầu tiên trong bản Hiến pháp “Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền được quản lý bằng Hiến pháp và luật pháp đã được nâng lên một tầm cao mới, cụ thể và chi tiết hơn. Hiến pháp năm 1992 cũng quy định 'Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền' nhưng trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này quy định Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước được quản lý bằng Hiến pháp và pháp luật.”
Đây là bước tiến lớn trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền phục vụ nhân dân, xây dựng một xã hội văn minh công bằng, Tiến sỹ Phan Bích Thiện khẳng định.
Cũng theo Tiến sỹ Thiện, nhiều điều khoản liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp lần này đã được cụ thể hóa vào nhiều lĩnh vực một cách cụ thể.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã quy định “Công dân có thể phản ánh trực tiếp” thay cho quy định như Hiến pháp năm 1992 là “Công dân phản ánh qua các chính quyền nhân dân.” Đây cũng là một bước tiến lớn, thể hiện tính dân chủ trong Hiến pháp 1992 đã ngày càng được đề cao.
Đặc biệt, quy định quyền con người cũng là điều rất mới… Bản Hiến pháp lần này cũng rất sâu sát với các vấn đề cấp thiết không chỉ đối với Việt Nam mà còn là của thế giới nói chung như quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường… Những quy định này sẽ giúp bản Hiến pháp 1992 cập nhật được với những vấn đê thiết thực, thích ứng được với tất cả các bản Hiến pháp của các nước trên thế giới.
Đối với cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, việc quy định trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi “Nhà nước Việt Nam bảo hộ cho những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài” cũng khuyến khích cho chúng tôi rất nhiều trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân của người Việt Nam trong quá trình sinh sống, tuân thủ pháp luật ở nước ngoài vì chúng tôi đã nhận được sự bảo hộ, bảo vệ của Nhà nước Việt Nam trong bất cứ hoàn cảnh nào, Tiến sỹ Thiện cho biết.
Đề xuất những điều khoản cụ thể, Tiến sỹ Phan Bích Thiện cho rằng cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này nên quy định vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam một cách cụ thể hơn thành một chương riêng thể hiện vai trò phản biện xã hội để các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc sẽ làm tốt hơn việc phản ánh ý kiến của nhân dân cũng như phản biện xã hội.
Tiến sỹ Phan Bích Thiện đề nghị dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần có những quy định rõ ràng hơn uyền công dân một cách bình đẳng giữa người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. Dự thảo có ghi “Hiến pháp sau khi được Quốc hội thông qua có thể được trưng cầu ý dân” nhưng việc trưng cầu ý dân này là do Quốc hội quyết định.
Hiến pháp là một ký ước giữa nhân dân và nhà nước - nên chăng cần quy định rõ trong Hiến pháp "Hiến pháp đầu tiên được Quốc hội thông qua, sau đó trưng cầu ý dân. Sau khi trưng cầu ý dân thì Hiến pháp sẽ được thực hiện." Điều này sẽ giúp bản Hiến pháp thể hiện nguyện vọng của nhân dân và thực sự phục vụ cho nhân dân.
Cần quy định rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ của Việt kiều
Ông Trần Bá Phúc, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam khóa VII, Chủ tịch Hội Việt kiều Úc châu đánh giá Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có khá nhiều điểm mới như khẳng định nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, cụ thể hóa rất nhiều về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, nâng vấn đề quản lý Nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật lên một tầm cao hơn.
Theo ông Phúc, việc lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ cảm thấy gắn bó và gần gũi, có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với đất nước trực tiếp nhiều hơn nữa.
Ông Trần Bá Phúc kiến nghị, dự thảo chưa có quy định rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của người Việt Nam ở nước ngoài, như quy định thông thoáng hơn về mặt đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài, tạo điều kiện để cấp chứng minh nhân dân, hộ chiếu Việt Nam một cách thuận lợi.
Bên cạnh đó, mặc dù dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã có quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền tham gia sửa đổi Hiến pháp, được thực hiện quyền công dân nhưng chưa quy định rõ ràng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hưởng các quyền lợi như sở hữu đất đai, nhà cửa ở Việt Nam; tham gia bỏ phiếu bầu cử hoặc ứng cử; tham gia chính quyền địa phương sau khi hồi hương, sinh sống ở Việt Nam... để đóng góp cho quê hương, xứ sở - ông Trần Bá Phúc nhấn mạnh.
Ông Tài Phương, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Đối ngoại và Kiều bào, Chủ tịch Công ty Bắc Mỹ tại Hà Nội bày tỏ mong muốn, dự thảo bổ sung thêm điểm Nhà nước bảo hộ người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, đầu tư vào xây dựng phát triển đất nước.
Theo ông Phương, quy định như vậy sẽ khẳng định rõ Việt kiều đầu tư làm ăn, góp phần xây dựng đất nước được Nhà nước bảo hộ, góp phần phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
Tiến sỹ Nguyễn Trọng Bình, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu phát triển toàn cầu PFIZER, California., Mỹ cũng cho rằng Quy định tại Điều 18 và Điều 19 như trong dự thảo “người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam," "Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài" vẫn còn chung chung. Cần quy định rõ là Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài.../.
Phúc Hằng (TTXVN)