Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài trong năm nay đã được triển khai toàn diện, mạnh mẽ và thu được những kết quả quan trọng.
Trước thềm Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ 12-19/12, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã có bài viết đánh giá về công tác này, Vietnam+ trân trọng giới thiệu bài viết của Thứ trưởng:
Kể từ khi Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời cho đến nay, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài đã có những bước đột phá tích cực và thu được những thành tựu to lớn. Trung bình hàng năm có khoảng 400.000 lượt kiều bào về thăm quê hương, hàng trăm lượt chuyên gia, trí thức kiều bào về tham gia nghiên cứu, giảng dạy ở trình độ đại học và trên đại học, thực hiện các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; hàng nghìn người về tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh.
Đến nay đã có trên 3.200 dự án của kiều bào đầu tư về nước với tổng vốn khoảng 5,7 tỷ USD, trong đó khoảng 60% dự án được đánh giá là hoạt động có hiệu quả. Kiều hối gửi về nước tăng trung bình 10-15% năm, từ mức 3 tỷ USD năm 2004 tăng lên 7,4 tỷ USD năm 2008, 6,8 tỷ USD năm 2009 và 8,4 tỷ USD năm 2010. Kiều bào ngày càng tích cực tham gia vào các hoạt động hướng về biển đảo của Tổ quốc, các đợt quyên góp từ thiện, nhân đạo giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam và đồng bào trong nước gặp hoàn cảnh khó khăn. Tích cực thực hiện đường lối đối ngoại mà Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài - một trong những trọng tâm của Ngoại giao Việt Nam, trong năm 2011 đã được triển khai toàn diện, mạnh mẽ ở cả trong và ngoài nước và thu được những kết quả quan trọng.
Trước hết, công tác vận động cộng đồng được đẩy mạnh thông qua việc tổ chức các sự kiện, hội nghị thường niên và đột xuất: công tác vận động kiều bào trong năm đã được triển khai với nhiều hình thức, nội dung phong phú, gắn với các sự kiện chính trị, xã hội lớn của đất nước. Các hoạt động thường niên như chương trình “Xuân Quê hương,” Quốc giỗ Vua Hùng, Quốc khánh 2/9, “Trại hè Việt Nam,” “Đại lễ tưởng niệm - cầu siêu anh linh các anh hùng, liệt sĩ tại Đồng Nai”... được tổ chức với sự tham gia nhiệt tình của hàng nghìn kiều bào thuộc các thế hệ khác nhau.
Các hội nghị, hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức như Hội thảo “Bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam, giữ gìn tiếng Việt” diễn ra tại Hà Nội vào tháng 9/2011 với sự tham gia của nhiều nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà báo... trong và ngoài nước; Hội nghị Lãnh đạo các tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài diễn ra từ 11/11 đến 13/11 tại Edensee Resort, thành phố Đà Lạt với chủ đề “Đoàn kết cộng đồng, cùng đất nước hội nhập và phát triển” với sự tham dự của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, lãnh đạo của nhiều bộ, ngành, địa phương và gần 150 đại biểu kiều bào.
Những kết quả quan trọng có được từ các sự kiện, hội nghị, hội thảo trên, đặc biệt là những ý kiến chỉ đạo của các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đề xuất, kiến nghị, giải pháp của các đại biểu kiều bào sẽ là những hành trang mới, nguồn sức mạnh mới trong quá trình thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác vận đồng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Song song với việc tổ chức các hoạt động trong nước, các đoàn công tác của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Lãnh đạo các bộ, ban, ngành và đặc biệt là Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã trực tiếp đến nhiều địa bàn trọng điểm như Nga, Pháp, Anh, Lào, Campuchia, Thái Lan... để cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và củng cố tổ chức, hoạt động của các hội đoàn kiều bào. Trong năm qua, nhiều hội đoàn mới đã được thành lập trong đó đáng chú ý là những hội đoàn lớn như Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức, Ban chấp hành lâm thời Tổng hội người Việt Nam tại Thái Lan... là những bước phát triển mới trong công tác cộng đồng.
Bên cạnh đó, vai trò của doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài trong cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” được phát huy đã thu hút doanh nhân kiều bào về nước đầu tư, kinh doanh: Bên cạnh việc tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (được thành lập tháng 8/2009), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động của nhiều hội doanh nhân; tư vấn, giúp tháo gỡ vướng mắc cho nhiều hội viên, cá nhân, vận động kiều bào tham gia các hoạt động ngoại giao kinh tế; tuyên truyền, hướng dẫn kiều bào, đặc biệt là các kiều bào làm việc trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ tham gia Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Vào dịp Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 vừa qua, Hội nghị “Cơ hội hợp tác đầu tư, giao thương và xuất khẩu Việt Nam” tạo cơ hội cho hơn 300 doanh nhân Việt Nam ở trong và ngoài nước gặp gỡ, thảo luận về những biện pháp để doanh nhân kiều bào có thể đóng góp hiệu quả hơn và nhiều hơn cho kinh tế đất nước. Cũng trong dịp này, đoàn doanh nhân kiều bào đã đi thăm và làm việc với các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu tại các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Hưng Yên và tham gia các hoạt động trưng bày gian hàng, giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp.
Công tác thông tin, văn hóa đối ngoại; việc dạy và học tiếng Việt được quan tâm nhiều hơn. Cùng với việc cung cấp các thông tin định kỳ hoặc thông tin về từng sự kiện cho các cơ quan báo chí, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên chủ trì và phối hợp tổ chức các cuộc họp báo, gặp gỡ với các phóng viên và mời các phóng viên đưa tin về các hoạt động về người Việt Nam ở nước ngoài. Số lượng các chương trình, tin bài dành riêng cho kiều bào ngày càng tăng và phong phú về nội dung (VTV4, VOV, TTXVN, VTC10, Báo Đại Đoàn kết, Tiền Phong, Đất Việt, Tổ quốc...) đã cung cấp những thông tin chính xác và kịp thời cho kiều bào về mọi mặt của tình hình đất nước, các hoạt động của kiều bào cũng như các vấn đề thời sự mà kiều bào quan tâm.
Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng đã thường xuyên cung cấp cho các cơ quan báo chí trong nước những tin, bài, ảnh về những hoạt động của kiều bào ta ở địa bàn, góp phần làm phong phú hơn công tác thông tin cho cộng đồng và vì cộng đồng. Việc hỗ trợ các cộng đồng dạy và học tiếng Việt con em kiều bào tiếp tục được quan tâm, đặc biệt là tại các địa bàn còn nhiều khó khăn như Campuchia, Lào.
Ngoài ra, kiều bào cũng tích cực hơn trong việc hưởng ứng các các phong trào hướng về biển, đảo quê hương và các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Thời gian qua, ta cũng chú trọng tuyên truyền cho các hoạt động có liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo như cung cấp thông tin, tổ chức cho các đại biểu kiều bào thăm biên giới và giao lưu với các chiến sỹ biên phòng; tạo điều kiện để các thanh niên kiều bào về dự Trại hè Việt Nam 2011 tìm hiểu về Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Quảng Ngãi; phát động phong trào kiều bào ủng hộ cho các chiến sỹ Trường sa (tổng số tiền ủng hộ trong hai năm 2010 và 2011 là gần 1,5 tỷ đồng). Một số cơ quan đại diện ta đã phối hợp với hội đoàn kiều bào tổ chức hội thảo về Trường Sa để cung cấp những thông tin chính thức đến kiều bào. Kiều bào cũng tích cực tham gia đóng góp cho các hoạt động xã hội từ thiện, nhân đạo giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, ủng hộ quỹ vì người nghèo... Riêng đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin, kể từ năm 2009 đến nay kiều bào đã quyên góp ủng hộ được gần 1,2 tỷ đồng.
Phấn khởi và tự hào với những thành tích đã đạt được trong năm qua, chúng ta hiểu rõ những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua trong thời gian tới như việc địa vị pháp lý của kiều bào nhiều nơi còn bấp bênh, nhiều hội đoàn còn chậm đổi mới về phương thức hoạt động, nhiều chính sách, thủ tục hành chính chưa được thay đổi kịp thời, hoạt động chống phá của các thế lực đi ngược lợi ích của cộng đồng và đất nước... Chính vì vậy, trong năm tới, chúng ta sẽ đẩy mạnh toàn diện công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tăng cường tính chủ động trong công tác bảo hộ lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân người Việt Nam ở nước ngoài, tập trung luật hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với kiều bào, đa dạng hóa công tác thông tin, văn hóa đối ngoại và công tác tiếng Việt. Kiều bào ta chắc chắn sẽ ngày càng có cuộc sống ổn định hơn ở nước ngoài, gắn bó hơn với đất nước và làm tốt hơn vai trò làm cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam và các nước, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế./.
Trước thềm Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ 12-19/12, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã có bài viết đánh giá về công tác này, Vietnam+ trân trọng giới thiệu bài viết của Thứ trưởng:
Kể từ khi Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời cho đến nay, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài đã có những bước đột phá tích cực và thu được những thành tựu to lớn. Trung bình hàng năm có khoảng 400.000 lượt kiều bào về thăm quê hương, hàng trăm lượt chuyên gia, trí thức kiều bào về tham gia nghiên cứu, giảng dạy ở trình độ đại học và trên đại học, thực hiện các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; hàng nghìn người về tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh.
Đến nay đã có trên 3.200 dự án của kiều bào đầu tư về nước với tổng vốn khoảng 5,7 tỷ USD, trong đó khoảng 60% dự án được đánh giá là hoạt động có hiệu quả. Kiều hối gửi về nước tăng trung bình 10-15% năm, từ mức 3 tỷ USD năm 2004 tăng lên 7,4 tỷ USD năm 2008, 6,8 tỷ USD năm 2009 và 8,4 tỷ USD năm 2010. Kiều bào ngày càng tích cực tham gia vào các hoạt động hướng về biển đảo của Tổ quốc, các đợt quyên góp từ thiện, nhân đạo giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam và đồng bào trong nước gặp hoàn cảnh khó khăn. Tích cực thực hiện đường lối đối ngoại mà Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài - một trong những trọng tâm của Ngoại giao Việt Nam, trong năm 2011 đã được triển khai toàn diện, mạnh mẽ ở cả trong và ngoài nước và thu được những kết quả quan trọng.
Trước hết, công tác vận động cộng đồng được đẩy mạnh thông qua việc tổ chức các sự kiện, hội nghị thường niên và đột xuất: công tác vận động kiều bào trong năm đã được triển khai với nhiều hình thức, nội dung phong phú, gắn với các sự kiện chính trị, xã hội lớn của đất nước. Các hoạt động thường niên như chương trình “Xuân Quê hương,” Quốc giỗ Vua Hùng, Quốc khánh 2/9, “Trại hè Việt Nam,” “Đại lễ tưởng niệm - cầu siêu anh linh các anh hùng, liệt sĩ tại Đồng Nai”... được tổ chức với sự tham gia nhiệt tình của hàng nghìn kiều bào thuộc các thế hệ khác nhau.
Các hội nghị, hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức như Hội thảo “Bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam, giữ gìn tiếng Việt” diễn ra tại Hà Nội vào tháng 9/2011 với sự tham gia của nhiều nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà báo... trong và ngoài nước; Hội nghị Lãnh đạo các tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài diễn ra từ 11/11 đến 13/11 tại Edensee Resort, thành phố Đà Lạt với chủ đề “Đoàn kết cộng đồng, cùng đất nước hội nhập và phát triển” với sự tham dự của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, lãnh đạo của nhiều bộ, ngành, địa phương và gần 150 đại biểu kiều bào.
Những kết quả quan trọng có được từ các sự kiện, hội nghị, hội thảo trên, đặc biệt là những ý kiến chỉ đạo của các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đề xuất, kiến nghị, giải pháp của các đại biểu kiều bào sẽ là những hành trang mới, nguồn sức mạnh mới trong quá trình thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác vận đồng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Song song với việc tổ chức các hoạt động trong nước, các đoàn công tác của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Lãnh đạo các bộ, ban, ngành và đặc biệt là Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã trực tiếp đến nhiều địa bàn trọng điểm như Nga, Pháp, Anh, Lào, Campuchia, Thái Lan... để cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và củng cố tổ chức, hoạt động của các hội đoàn kiều bào. Trong năm qua, nhiều hội đoàn mới đã được thành lập trong đó đáng chú ý là những hội đoàn lớn như Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức, Ban chấp hành lâm thời Tổng hội người Việt Nam tại Thái Lan... là những bước phát triển mới trong công tác cộng đồng.
Bên cạnh đó, vai trò của doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài trong cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” được phát huy đã thu hút doanh nhân kiều bào về nước đầu tư, kinh doanh: Bên cạnh việc tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (được thành lập tháng 8/2009), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động của nhiều hội doanh nhân; tư vấn, giúp tháo gỡ vướng mắc cho nhiều hội viên, cá nhân, vận động kiều bào tham gia các hoạt động ngoại giao kinh tế; tuyên truyền, hướng dẫn kiều bào, đặc biệt là các kiều bào làm việc trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ tham gia Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Vào dịp Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 vừa qua, Hội nghị “Cơ hội hợp tác đầu tư, giao thương và xuất khẩu Việt Nam” tạo cơ hội cho hơn 300 doanh nhân Việt Nam ở trong và ngoài nước gặp gỡ, thảo luận về những biện pháp để doanh nhân kiều bào có thể đóng góp hiệu quả hơn và nhiều hơn cho kinh tế đất nước. Cũng trong dịp này, đoàn doanh nhân kiều bào đã đi thăm và làm việc với các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu tại các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Hưng Yên và tham gia các hoạt động trưng bày gian hàng, giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp.
Công tác thông tin, văn hóa đối ngoại; việc dạy và học tiếng Việt được quan tâm nhiều hơn. Cùng với việc cung cấp các thông tin định kỳ hoặc thông tin về từng sự kiện cho các cơ quan báo chí, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên chủ trì và phối hợp tổ chức các cuộc họp báo, gặp gỡ với các phóng viên và mời các phóng viên đưa tin về các hoạt động về người Việt Nam ở nước ngoài. Số lượng các chương trình, tin bài dành riêng cho kiều bào ngày càng tăng và phong phú về nội dung (VTV4, VOV, TTXVN, VTC10, Báo Đại Đoàn kết, Tiền Phong, Đất Việt, Tổ quốc...) đã cung cấp những thông tin chính xác và kịp thời cho kiều bào về mọi mặt của tình hình đất nước, các hoạt động của kiều bào cũng như các vấn đề thời sự mà kiều bào quan tâm.
Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng đã thường xuyên cung cấp cho các cơ quan báo chí trong nước những tin, bài, ảnh về những hoạt động của kiều bào ta ở địa bàn, góp phần làm phong phú hơn công tác thông tin cho cộng đồng và vì cộng đồng. Việc hỗ trợ các cộng đồng dạy và học tiếng Việt con em kiều bào tiếp tục được quan tâm, đặc biệt là tại các địa bàn còn nhiều khó khăn như Campuchia, Lào.
Ngoài ra, kiều bào cũng tích cực hơn trong việc hưởng ứng các các phong trào hướng về biển, đảo quê hương và các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Thời gian qua, ta cũng chú trọng tuyên truyền cho các hoạt động có liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo như cung cấp thông tin, tổ chức cho các đại biểu kiều bào thăm biên giới và giao lưu với các chiến sỹ biên phòng; tạo điều kiện để các thanh niên kiều bào về dự Trại hè Việt Nam 2011 tìm hiểu về Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Quảng Ngãi; phát động phong trào kiều bào ủng hộ cho các chiến sỹ Trường sa (tổng số tiền ủng hộ trong hai năm 2010 và 2011 là gần 1,5 tỷ đồng). Một số cơ quan đại diện ta đã phối hợp với hội đoàn kiều bào tổ chức hội thảo về Trường Sa để cung cấp những thông tin chính thức đến kiều bào. Kiều bào cũng tích cực tham gia đóng góp cho các hoạt động xã hội từ thiện, nhân đạo giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, ủng hộ quỹ vì người nghèo... Riêng đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin, kể từ năm 2009 đến nay kiều bào đã quyên góp ủng hộ được gần 1,2 tỷ đồng.
Phấn khởi và tự hào với những thành tích đã đạt được trong năm qua, chúng ta hiểu rõ những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua trong thời gian tới như việc địa vị pháp lý của kiều bào nhiều nơi còn bấp bênh, nhiều hội đoàn còn chậm đổi mới về phương thức hoạt động, nhiều chính sách, thủ tục hành chính chưa được thay đổi kịp thời, hoạt động chống phá của các thế lực đi ngược lợi ích của cộng đồng và đất nước... Chính vì vậy, trong năm tới, chúng ta sẽ đẩy mạnh toàn diện công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tăng cường tính chủ động trong công tác bảo hộ lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân người Việt Nam ở nước ngoài, tập trung luật hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với kiều bào, đa dạng hóa công tác thông tin, văn hóa đối ngoại và công tác tiếng Việt. Kiều bào ta chắc chắn sẽ ngày càng có cuộc sống ổn định hơn ở nước ngoài, gắn bó hơn với đất nước và làm tốt hơn vai trò làm cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam và các nước, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế./.
(TTXVN/Vietnam+)