Nhằm triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-EU, ngày 6/12, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VCCI-HCMC) phối hợp cùng Đại sứ quán các nước Hungary, Séc, Slovakia, Ba Lan, tổ chức hội thảo “Tiềm năng và cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư nhóm bốn nước trung tâm châu Âu.”
Ông Nguyễn Đức Thương, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), cho biết trong vòng 11 năm (từ 2000-2011), kim ngạch thương mại Việt Nam-EU, đã tăng 5,9 lần (từ mức 4,1 tỷ USD lên 24,3 tỷ USD), trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng gần 6 lần và nhập khẩu tăng 5,8 lần.
Giai đoạn 2011-2012, bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, nhưng quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam-EU vẫn đạt được kết quả tích cực, cụ thể năm 2011 tăng 36,9% so với năm 2010 và dự kiến năm 2012 sẽ tăng khoảng 16,5% so với năm 2011 (đạt 28,3 tỷ USD).
Những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU: giày dép, dệt may, thủy sản, càphê, sản phẩm gỗ, hàng điện tử… Một số nhóm hàng khác có kim ngạch chưa cao nhưng duy trì tốc độ tăng trưởng khá gồm cao su thiên nhiên, sản phẩm nhựa, hạt tiêu, hạt điều… Riêng xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện sang EU tiếp tục bứt phá, dự báo đạt mốc 5 tỷ USD vào năm nay và giữ vị trí số một.
Tại hội thảo, Tham tán Thương mại bốn nước trung tâm châu Âu (gồm Hungary, Séc, Slovakia, Ba Lan) hay còn gọi là nhóm Visegrad (V4), đã giới thiệu về môi trường kinh doanh, các ngành công nghiệp thế mạnh, cũng như vị trí chiến lược và mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng phát triển, có thể đóng vai trò làm cầu nối cho hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU đồng thời, kêu gọi sự hợp tác đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vào các quốc gia này.
Theo ông Lenart Istvan, Tham tán Thương mại Hungary, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Hungary đạt 80-90 triệu USD/năm, gần đây hai nước cũng đã thực hiện các hợp tác về xuất nhập khẩu thực phẩm. Tuy nhiên, Hungary còn có thế mạnh về các lĩnh vực dược phẩm, máy móc công nghiệp, chế tạo ôtô, chế biến và đóng gói thực phẩm… Đây là thời điểm thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam phát triển hợp tác kinh doanh. Hiện nay, rất nhiều công ty Hungary muốn đầu tư, xây dựng nhà máy, cơ sở tại Việt Nam để phát triển chương trình thụ tinh nhân tạo gia súc, giống vật nuôi…
Ông Wojciech Gerwel, Tham tán Thương mại Ba Lan, cho biết Ba Lan có nền kinh tế rất năng động và phát triển, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội kinh doanh, đầu tư thuận lợi ở đây. Thế mạnh của Ba Lan là ở các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, hóa mỹ phẩm, thực phẩm, bánh kẹo …/.
Ông Nguyễn Đức Thương, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), cho biết trong vòng 11 năm (từ 2000-2011), kim ngạch thương mại Việt Nam-EU, đã tăng 5,9 lần (từ mức 4,1 tỷ USD lên 24,3 tỷ USD), trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng gần 6 lần và nhập khẩu tăng 5,8 lần.
Giai đoạn 2011-2012, bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, nhưng quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam-EU vẫn đạt được kết quả tích cực, cụ thể năm 2011 tăng 36,9% so với năm 2010 và dự kiến năm 2012 sẽ tăng khoảng 16,5% so với năm 2011 (đạt 28,3 tỷ USD).
Những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU: giày dép, dệt may, thủy sản, càphê, sản phẩm gỗ, hàng điện tử… Một số nhóm hàng khác có kim ngạch chưa cao nhưng duy trì tốc độ tăng trưởng khá gồm cao su thiên nhiên, sản phẩm nhựa, hạt tiêu, hạt điều… Riêng xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện sang EU tiếp tục bứt phá, dự báo đạt mốc 5 tỷ USD vào năm nay và giữ vị trí số một.
Tại hội thảo, Tham tán Thương mại bốn nước trung tâm châu Âu (gồm Hungary, Séc, Slovakia, Ba Lan) hay còn gọi là nhóm Visegrad (V4), đã giới thiệu về môi trường kinh doanh, các ngành công nghiệp thế mạnh, cũng như vị trí chiến lược và mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng phát triển, có thể đóng vai trò làm cầu nối cho hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU đồng thời, kêu gọi sự hợp tác đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vào các quốc gia này.
Theo ông Lenart Istvan, Tham tán Thương mại Hungary, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Hungary đạt 80-90 triệu USD/năm, gần đây hai nước cũng đã thực hiện các hợp tác về xuất nhập khẩu thực phẩm. Tuy nhiên, Hungary còn có thế mạnh về các lĩnh vực dược phẩm, máy móc công nghiệp, chế tạo ôtô, chế biến và đóng gói thực phẩm… Đây là thời điểm thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam phát triển hợp tác kinh doanh. Hiện nay, rất nhiều công ty Hungary muốn đầu tư, xây dựng nhà máy, cơ sở tại Việt Nam để phát triển chương trình thụ tinh nhân tạo gia súc, giống vật nuôi…
Ông Wojciech Gerwel, Tham tán Thương mại Ba Lan, cho biết Ba Lan có nền kinh tế rất năng động và phát triển, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội kinh doanh, đầu tư thuận lợi ở đây. Thế mạnh của Ba Lan là ở các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, hóa mỹ phẩm, thực phẩm, bánh kẹo …/.
Mỹ Phương (TTXVN)