Theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tính đến hết tháng 11, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 2,06 tỷ USD, giảm 4,7% so với cùng kỳ và ước tính cả năm Việt Nam xuất khẩu tôm sang 92 thị trường với tổng giá trị đạt khoảng 2,25 tỷ USD, giảm 6,3% so với năm 2011.
Đặc biệt, trong top 10 thị trường nhập khẩu chính của tôm Việt Nam (chiếm khoảng 95% tổng giá trị xuất khẩu cả nước) có đến 5 thị trường sụt giảm mạnh về giá trị, bao gồm thị trường Mỹ giảm 15,6%, EU 25%, Canada 14%. ASEAN 22% và Thụy Sĩ giảm gần 11%.
Theo Vasep, nguyên nhân sụt giảm về giá trị là do năm 2012 dịch bệnh Hội chứng tôm chết sớm xảy ra tại nhiều vùng nuôi (cả tôm sú và thẻ chân trắng) ngay từ đầu vụ khiến nguồn tôm nguyên liệu bất ổn, giá nguyên liệu biến động mạnh, doanh nghiệp khó xoay xở.
Ngoài ra, chi phí đầu vào tăng từ 15-25% do các loại chi phí đầu vào cùng với dịch bệnh liên tiếp, giá tôm nguyên liệu cao đã ảnh hưởng đến giá thành phẩm, khiến tôm Việt Nam khó cạnh tranh với các nhà cung cấp các quốc gia khác. Do vậy giá tôm Việt Nam thường cao hơn từ 15-25% so với các nước sản xuất tôm khác như Indonesia , Ấn Độ và Ecuador.
Ngoài ra, còn có rào cản Ethoxyquin (chất chống oxy hóa trong bảo quản thực phẩm) từ Nhật Bản, thị trường nhập khẩu lớn nhất.
Trong 5 tháng đầu năm xuất khẩu tôm sang Nhật tăng trưởng mạnh, nhưng từ khi Nhật áp dụng chế độ kiểm tra 100% tôm Việt Nam nhập khẩu thì lượng tôm Việt Nam vào Nhật giảm từ 1,5% đến 17%.
Không chỉ có sự sụt giảm của thị trường Nhật Bản, hai thị trường xuất khẩu tôm lớn khác của Việt Nam là Mỹ và EU hầu như cũng giảm liên tục. Riêng thị trường EU, do tác động của suy thoái kinh tế, nhập khẩu tôm 7 tháng đầu năm giảm đến 28% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu tôm vào Mỹ trong 10 tháng đầu năm cũng giảm đến 7,6% so với cùng kỳ do cung vượt cầu và tiêu thụ chậm. Dự báo trong thời gian tới nhập khẩu tôm vào Mỹ cũng ít có khả năng tăng do dự trữ mặt hàng này vẫn còn khá nhiều./.
Đặc biệt, trong top 10 thị trường nhập khẩu chính của tôm Việt Nam (chiếm khoảng 95% tổng giá trị xuất khẩu cả nước) có đến 5 thị trường sụt giảm mạnh về giá trị, bao gồm thị trường Mỹ giảm 15,6%, EU 25%, Canada 14%. ASEAN 22% và Thụy Sĩ giảm gần 11%.
Theo Vasep, nguyên nhân sụt giảm về giá trị là do năm 2012 dịch bệnh Hội chứng tôm chết sớm xảy ra tại nhiều vùng nuôi (cả tôm sú và thẻ chân trắng) ngay từ đầu vụ khiến nguồn tôm nguyên liệu bất ổn, giá nguyên liệu biến động mạnh, doanh nghiệp khó xoay xở.
Ngoài ra, chi phí đầu vào tăng từ 15-25% do các loại chi phí đầu vào cùng với dịch bệnh liên tiếp, giá tôm nguyên liệu cao đã ảnh hưởng đến giá thành phẩm, khiến tôm Việt Nam khó cạnh tranh với các nhà cung cấp các quốc gia khác. Do vậy giá tôm Việt Nam thường cao hơn từ 15-25% so với các nước sản xuất tôm khác như Indonesia , Ấn Độ và Ecuador.
Ngoài ra, còn có rào cản Ethoxyquin (chất chống oxy hóa trong bảo quản thực phẩm) từ Nhật Bản, thị trường nhập khẩu lớn nhất.
Trong 5 tháng đầu năm xuất khẩu tôm sang Nhật tăng trưởng mạnh, nhưng từ khi Nhật áp dụng chế độ kiểm tra 100% tôm Việt Nam nhập khẩu thì lượng tôm Việt Nam vào Nhật giảm từ 1,5% đến 17%.
Không chỉ có sự sụt giảm của thị trường Nhật Bản, hai thị trường xuất khẩu tôm lớn khác của Việt Nam là Mỹ và EU hầu như cũng giảm liên tục. Riêng thị trường EU, do tác động của suy thoái kinh tế, nhập khẩu tôm 7 tháng đầu năm giảm đến 28% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu tôm vào Mỹ trong 10 tháng đầu năm cũng giảm đến 7,6% so với cùng kỳ do cung vượt cầu và tiêu thụ chậm. Dự báo trong thời gian tới nhập khẩu tôm vào Mỹ cũng ít có khả năng tăng do dự trữ mặt hàng này vẫn còn khá nhiều./.
Liên Phương (TTXVN)