Báo cáo về Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ trình Quốc hội nêu rõ, tổng kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung từ 2010-2030 ước khoảng 60 tỷ USD, trong đó giao thông là 33,3 tỷ USD.
Trình bày báo cáo trước Quốc hội sáng 2/6, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân nhấn mạnh, tầm nhìn xây dựng Thủ đô Hà Nội là thành phố xanh-văn hiến-văn minh-hiện đại, có 10 chiến lược được thực hiện, trong đó quan trọng nhất là tăng cường bản sắc, hình ảnh riêng về Thủ đô bằng cách thiết lập các trục không gian “mặt nước,” “cây xanh” và “văn hóa,” phấn đấu tối thiểu 70% diện tích mở rộng của thành phố dành cho không gian mở.
Theo phân bổ không gian, Thủ đô Hà Nội sẽ được xây dựng theo mô hình đô thị trung tâm hạt nhân kết nối với 5 đô thị vệ tinh và các thị trấn khác thuộc khu vực nông thôn. Đô thị trung tâm hạt nhân được giới hạn từ Nam sông Hồng đến đường vành đai 4 và phía Bắc sông Hồng có khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm-Yên Viên và Long Biên. Đô thị vệ tinh gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên-Phú Minh và Sóc Sơn.
Các trục hướng tâm của thành phố gồm các trục không gian hướng Đông Tây; Bắc Nam và các trục cảnh quan dọc các sông lớn. Trục hướng Đông Tây có trục Thăng Long, trục quốc lộ 32, trục Láng-Hòa Lạc, trục quốc lộ 6.
Các trục không gian Bắc Nam có trục quốc lộ 3, trục quốc lộ 1A, quốc lộ 1 mới, trục Nhật Tân-Nội Bài. Trục không gian Đông Bắc có trục quốc lộ 5 nối đường Nguyễn Văn Cừ qua trung tâm quận Long Biên…sẽ hình thành các cụm tổ hợp công trình phục vụ công cộng, văn phòng theo hướng kiến trúc hiện đại, tạo điểm nhấn đô thị.
Báo cáo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 của Chính phủ trình Quốc hội khẳng định rõ, vị trí trung tâm chính trị quốc gia vẫn được xác định tại quận Ba Đình. Trụ sở các bộ, ngành tập trung tại 4 quận nội thành Hà Nội cũ hiện không đáp ứng được nhu cầu nên một số bộ, ngành đã và đang xây dựng trụ sở tại Mễ Trì-Mỹ Đình, Chính phủ đang chỉ đạo tiếp tục quy hoạch chọn địa điểm để đưa một số bộ, ngành nữa ra ngoài khu vực nội đô.
Quy hoạch này cũng đã dành khu đất dự trữ tại Ba Vì để trong tương lai, sau năm 2050 xây dựng các cơ quan Chính phủ.
Quy hoạch cũng định hướng phát triển nhà ở của Thủ đô tại các khu đô thị mới hoặc đô thị vệ tinh, xây dựng nhà ở đạt tiêu chuẩn quốc gia và tiến tới hoàn thiện theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng các mức thu nhập của người dân, giảm tải trực tiếp cho đô thị trung tâm.
Quy hoạch cũng thiết lập các hạng mục cho giao thông nội đô với việc xây dựng mới 8 tuyến đường sắt đô thị, kéo dài kết nối với các đô thị vệ tinh; quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe ngầm tại các công viên, vườn hoa, xây dựng các gara cao tầng trong các tổ hợp công trình quy mô lớn.
Cũng theo báo cáo này, trong phân kỳ thực hiện, từ 2010-2020, ưu tiên xây dựng và hoàn thiện các tuyến vành đai 3, 4, tuyến Láng-Hòa Lạc, quốc lộ 32, tuyến Nhật Tân-Nội Bài, Thăng Long-Nội Bài… xây dựng mạng lưới giao thông công cộng.
Theo quy hoạch của Chính phủ, đối với 750 đồ án, dự án trên địa bàn Hà Nội nếu phù hợp với Quy hoạch chung sẽ tiếp tục thực hiện nhưng cần rà soát để đảm bảo khớp nối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Những đồ án, dự án không phù hợp sẽ được chuyển đổi chức năng sử dụng đất. Những đồ án, dự án nằm trong khu vực không được phép xây dựng, hạn chế xây dựng như khu vực vành đai xanh sông Nhuệ sẽ có biện pháp chuyển đổi chức năng sử dụng đất hoặc di dời đến vị trí khác.
Báo cáo ý kiến về Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá sâu hơn nữa thực trạng công tác quy hoạch và tình hình thực hiện các quy hoạch đã có, thực trạng kinh tế-xã hội ở các vùng nông thôn của Hà Nội, Hà Tây cũ và các địa giới trước khi sáp nhập, thực trạng môi trường và một số nội dung liên quan khác để có thêm cơ sở cho các định hướng quy hoạch và tổ chức giới thiệu, lấy ý kiến của nhân dân ở một số khu vực khác.
Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị làm rõ và cụ thể hơn nữa trong đồ án “tính Hà Nội,” làm nổi bật định hướng bảo tồn bản sắc các vùng, khu vực trong Thủ đô (khu vực Thăng Long cổ, vùng phía Tây của Hà Nội...).
Cũng trong sáng 2/6, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011.
Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư./.
Trình bày báo cáo trước Quốc hội sáng 2/6, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân nhấn mạnh, tầm nhìn xây dựng Thủ đô Hà Nội là thành phố xanh-văn hiến-văn minh-hiện đại, có 10 chiến lược được thực hiện, trong đó quan trọng nhất là tăng cường bản sắc, hình ảnh riêng về Thủ đô bằng cách thiết lập các trục không gian “mặt nước,” “cây xanh” và “văn hóa,” phấn đấu tối thiểu 70% diện tích mở rộng của thành phố dành cho không gian mở.
Theo phân bổ không gian, Thủ đô Hà Nội sẽ được xây dựng theo mô hình đô thị trung tâm hạt nhân kết nối với 5 đô thị vệ tinh và các thị trấn khác thuộc khu vực nông thôn. Đô thị trung tâm hạt nhân được giới hạn từ Nam sông Hồng đến đường vành đai 4 và phía Bắc sông Hồng có khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm-Yên Viên và Long Biên. Đô thị vệ tinh gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên-Phú Minh và Sóc Sơn.
Các trục hướng tâm của thành phố gồm các trục không gian hướng Đông Tây; Bắc Nam và các trục cảnh quan dọc các sông lớn. Trục hướng Đông Tây có trục Thăng Long, trục quốc lộ 32, trục Láng-Hòa Lạc, trục quốc lộ 6.
Các trục không gian Bắc Nam có trục quốc lộ 3, trục quốc lộ 1A, quốc lộ 1 mới, trục Nhật Tân-Nội Bài. Trục không gian Đông Bắc có trục quốc lộ 5 nối đường Nguyễn Văn Cừ qua trung tâm quận Long Biên…sẽ hình thành các cụm tổ hợp công trình phục vụ công cộng, văn phòng theo hướng kiến trúc hiện đại, tạo điểm nhấn đô thị.
Báo cáo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 của Chính phủ trình Quốc hội khẳng định rõ, vị trí trung tâm chính trị quốc gia vẫn được xác định tại quận Ba Đình. Trụ sở các bộ, ngành tập trung tại 4 quận nội thành Hà Nội cũ hiện không đáp ứng được nhu cầu nên một số bộ, ngành đã và đang xây dựng trụ sở tại Mễ Trì-Mỹ Đình, Chính phủ đang chỉ đạo tiếp tục quy hoạch chọn địa điểm để đưa một số bộ, ngành nữa ra ngoài khu vực nội đô.
Quy hoạch này cũng đã dành khu đất dự trữ tại Ba Vì để trong tương lai, sau năm 2050 xây dựng các cơ quan Chính phủ.
Quy hoạch cũng định hướng phát triển nhà ở của Thủ đô tại các khu đô thị mới hoặc đô thị vệ tinh, xây dựng nhà ở đạt tiêu chuẩn quốc gia và tiến tới hoàn thiện theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng các mức thu nhập của người dân, giảm tải trực tiếp cho đô thị trung tâm.
Quy hoạch cũng thiết lập các hạng mục cho giao thông nội đô với việc xây dựng mới 8 tuyến đường sắt đô thị, kéo dài kết nối với các đô thị vệ tinh; quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe ngầm tại các công viên, vườn hoa, xây dựng các gara cao tầng trong các tổ hợp công trình quy mô lớn.
Cũng theo báo cáo này, trong phân kỳ thực hiện, từ 2010-2020, ưu tiên xây dựng và hoàn thiện các tuyến vành đai 3, 4, tuyến Láng-Hòa Lạc, quốc lộ 32, tuyến Nhật Tân-Nội Bài, Thăng Long-Nội Bài… xây dựng mạng lưới giao thông công cộng.
Theo quy hoạch của Chính phủ, đối với 750 đồ án, dự án trên địa bàn Hà Nội nếu phù hợp với Quy hoạch chung sẽ tiếp tục thực hiện nhưng cần rà soát để đảm bảo khớp nối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Những đồ án, dự án không phù hợp sẽ được chuyển đổi chức năng sử dụng đất. Những đồ án, dự án nằm trong khu vực không được phép xây dựng, hạn chế xây dựng như khu vực vành đai xanh sông Nhuệ sẽ có biện pháp chuyển đổi chức năng sử dụng đất hoặc di dời đến vị trí khác.
Báo cáo ý kiến về Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá sâu hơn nữa thực trạng công tác quy hoạch và tình hình thực hiện các quy hoạch đã có, thực trạng kinh tế-xã hội ở các vùng nông thôn của Hà Nội, Hà Tây cũ và các địa giới trước khi sáp nhập, thực trạng môi trường và một số nội dung liên quan khác để có thêm cơ sở cho các định hướng quy hoạch và tổ chức giới thiệu, lấy ý kiến của nhân dân ở một số khu vực khác.
Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị làm rõ và cụ thể hơn nữa trong đồ án “tính Hà Nội,” làm nổi bật định hướng bảo tồn bản sắc các vùng, khu vực trong Thủ đô (khu vực Thăng Long cổ, vùng phía Tây của Hà Nội...).
Cũng trong sáng 2/6, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011.
Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)