Báo cáo nghiên cứu của Sáng kiến trở lại châu Mỹ (CAI) - một tổ chức phi đảng phái hoạt động với mục đích thúc đẩy bàn thảo về các thách thức và giải pháp cho vấn đề tài chính - cảnh báo kinh tế Mỹ sẽ bước vào vùng tài chính nguy hiểm trong 2-3 năm tới và cuộc khủng hoảng nợ có thể bất ngờ ập đến sau đó.
Theo chỉ số trách nhiệm tài chính quốc gia (SFRI), một chỉ số mới kết hợp các lĩnh vực chính trị, tài chính và kinh tế để xếp hạng trách nhiệm và khả năng chống chọi với khó khăn tài chính của các quốc gia, Mỹ hiện đứng thứ 28 trong 34 nước được xếp hạng. Nếu không cải cách, nợ công của Mỹ có thể chạm trần vào năm 2027.
Ông David Walker, nhà sáng lập đồng thời là Giám đốc điều hành CAI, nói rằng rõ ràng là có nhiều khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính ở nhiều nước, trong đó có Mỹ, nếu nước này không bắt đầu đối phó với các thách thức thâm hụt ngân sách ngay từ bây giờ.
Chỉ số trên cho thấy một thực tế là Mỹ cần nhận ra vấn đề và tiến hành cải cách vào thời điểm thích hợp, nhằm khôi phục trách nhiệm và khả năng chống chọi với những khó khăn tài chính, đồng thời tránh được cuộc khủng hoảng nợ có khả năng xảy ra trên toàn cầu. Tổng mức nợ công của Mỹ hiện đã vượt quá 14.000 tỷ USD.
Trong 34 quốc gia được xếp hạng SFRI, Australia đứng đầu bảng, vượt xa Mỹ. Theo ông Walker, tất cả người Mỹ, đặc biệt là giới quan chức, nên biết vị trí thấp của Mỹ trong bảng xếp hạng. Trong khi đó, Tổng thống và Quốc hội Mỹ nên coi trọng việc giải quyết tình trạng chi tiêu quá mức trong ngắn hạn.
Theo SFRI, bốn trong nhóm 10 nước đầu bảng là các thị trường đang nổi, vị trí thứ năm thuộc về Trung Quốc; còn Bồ Đào Nha, Italy, Ireland, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Nhật Bản đứng gần áp chót bảng xếp hạng này./.
Theo chỉ số trách nhiệm tài chính quốc gia (SFRI), một chỉ số mới kết hợp các lĩnh vực chính trị, tài chính và kinh tế để xếp hạng trách nhiệm và khả năng chống chọi với khó khăn tài chính của các quốc gia, Mỹ hiện đứng thứ 28 trong 34 nước được xếp hạng. Nếu không cải cách, nợ công của Mỹ có thể chạm trần vào năm 2027.
Ông David Walker, nhà sáng lập đồng thời là Giám đốc điều hành CAI, nói rằng rõ ràng là có nhiều khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính ở nhiều nước, trong đó có Mỹ, nếu nước này không bắt đầu đối phó với các thách thức thâm hụt ngân sách ngay từ bây giờ.
Chỉ số trên cho thấy một thực tế là Mỹ cần nhận ra vấn đề và tiến hành cải cách vào thời điểm thích hợp, nhằm khôi phục trách nhiệm và khả năng chống chọi với những khó khăn tài chính, đồng thời tránh được cuộc khủng hoảng nợ có khả năng xảy ra trên toàn cầu. Tổng mức nợ công của Mỹ hiện đã vượt quá 14.000 tỷ USD.
Trong 34 quốc gia được xếp hạng SFRI, Australia đứng đầu bảng, vượt xa Mỹ. Theo ông Walker, tất cả người Mỹ, đặc biệt là giới quan chức, nên biết vị trí thấp của Mỹ trong bảng xếp hạng. Trong khi đó, Tổng thống và Quốc hội Mỹ nên coi trọng việc giải quyết tình trạng chi tiêu quá mức trong ngắn hạn.
Theo SFRI, bốn trong nhóm 10 nước đầu bảng là các thị trường đang nổi, vị trí thứ năm thuộc về Trung Quốc; còn Bồ Đào Nha, Italy, Ireland, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Nhật Bản đứng gần áp chót bảng xếp hạng này./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)