Theo số liệu mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới này chỉ tăng trưởng 2% trong quý III/2010.
Mức tăng này không đủ để giải quyết phần nào tình trạng thất nghiệp cao ở trong nước và cũng không thể làm thay đổi dự kiến về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ nới lỏng thêm chính sách tiền tệ trong tuần bắt đầu từ ngày 1/11.
Tuy nhiên, với mức tăng 2% trong vòng ba tháng từ 7-9/2010, chủ yếu nhờ chi tiêu tiêu dùng đi lên và tâm lý đầu tư được cải thện, kinh tế Mỹ đã cho thấy thêm các dấu hiệu tích cực, sau khi nền kinh tế này giảm mức tăng từ 3,7% quý I/2010 xuống chỉ còn 1,7% trong quý tiếp theo.
Thông cáo của Bộ Thương mại Mỹ nêu rõ, tăng GDP thực tế của Mỹ trong quý III/2010 phản ánh những đóng góp tích cực của chi tiêu tiêu dùng cá nhân (tăng 2,6% trong thời gian này, mức tăng nhanh nhất trong bốn năm qua, so với 2,2% quý II/2010).
Thế nhưng, với tỷ lệ cứ 100 người lao động thì có gần 10 người phải chịu cảnh thất nghiệp, người tiêu dùng Mỹ vẫn có xu hướng "thắt chặt hầu bao," tạo ra vòng luẩn quẩn đối với hoạt động chi tiêu vốn đóng góp tới 70% vào GDP của nước này. Mặc dù kinh tế Mỹ liên tục tăng trưởng trong bốn quý trở lại đây, song các mức tăng đều không đủ mạnh để "vực dậy" lĩnh vực việc làm trong nước.
Ông Gus Faucher, Giám đốc bộ phận kinh tế vĩ mô thuộc Moody's Analytics có trụ sở tại West Chester, Pennsylvania (Mỹ), nói: "Chúng ta cần tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn để có thể giúp hạ tỷ lệ thất nghiệp (ở mức 9,6% trong hai tháng qua), nhưng chúng ta có thể sẽ không thể thấy được điều này từ nay cho tới quý II sang năm."
Báo cáo chi tiết của Bộ trên về tỷ lệ lạm phát cơ bản của Mỹ, đang ở mức thấp thứ hai kể từ năm 1962, càng củng cố thêm khả năng FED sẽ đưa ra quyết định bơm thêm tiền vào nền kinh tế khi cơ quan này nhóm họp trong hai ngày 2-3/11 với lý do phải hạ lãi suất cơ bản và đối phó với áp lực giảm phát. Các chuyên gia phân tích chờ đợi FED thông báo một đợt mua trái phiếu mới với tổng giá trị lên tới khoảng 100 tỷ USD mỗi tháng.
Với tốc độ tăng trưởng "thiếu lửa" như hiện nay, nhiều nhà phân tích dự đoán rằng chính sách tiền tệ lỏng hơn của Mỹ sẽ khiến giá trái phiếu Mỹ giảm, thị trường chứng khoán Phố Wall ít thay đổi và đồng USD tiếp tục xuống giá so với đồng yen Nhật./.
Mức tăng này không đủ để giải quyết phần nào tình trạng thất nghiệp cao ở trong nước và cũng không thể làm thay đổi dự kiến về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ nới lỏng thêm chính sách tiền tệ trong tuần bắt đầu từ ngày 1/11.
Tuy nhiên, với mức tăng 2% trong vòng ba tháng từ 7-9/2010, chủ yếu nhờ chi tiêu tiêu dùng đi lên và tâm lý đầu tư được cải thện, kinh tế Mỹ đã cho thấy thêm các dấu hiệu tích cực, sau khi nền kinh tế này giảm mức tăng từ 3,7% quý I/2010 xuống chỉ còn 1,7% trong quý tiếp theo.
Thông cáo của Bộ Thương mại Mỹ nêu rõ, tăng GDP thực tế của Mỹ trong quý III/2010 phản ánh những đóng góp tích cực của chi tiêu tiêu dùng cá nhân (tăng 2,6% trong thời gian này, mức tăng nhanh nhất trong bốn năm qua, so với 2,2% quý II/2010).
Thế nhưng, với tỷ lệ cứ 100 người lao động thì có gần 10 người phải chịu cảnh thất nghiệp, người tiêu dùng Mỹ vẫn có xu hướng "thắt chặt hầu bao," tạo ra vòng luẩn quẩn đối với hoạt động chi tiêu vốn đóng góp tới 70% vào GDP của nước này. Mặc dù kinh tế Mỹ liên tục tăng trưởng trong bốn quý trở lại đây, song các mức tăng đều không đủ mạnh để "vực dậy" lĩnh vực việc làm trong nước.
Ông Gus Faucher, Giám đốc bộ phận kinh tế vĩ mô thuộc Moody's Analytics có trụ sở tại West Chester, Pennsylvania (Mỹ), nói: "Chúng ta cần tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn để có thể giúp hạ tỷ lệ thất nghiệp (ở mức 9,6% trong hai tháng qua), nhưng chúng ta có thể sẽ không thể thấy được điều này từ nay cho tới quý II sang năm."
Báo cáo chi tiết của Bộ trên về tỷ lệ lạm phát cơ bản của Mỹ, đang ở mức thấp thứ hai kể từ năm 1962, càng củng cố thêm khả năng FED sẽ đưa ra quyết định bơm thêm tiền vào nền kinh tế khi cơ quan này nhóm họp trong hai ngày 2-3/11 với lý do phải hạ lãi suất cơ bản và đối phó với áp lực giảm phát. Các chuyên gia phân tích chờ đợi FED thông báo một đợt mua trái phiếu mới với tổng giá trị lên tới khoảng 100 tỷ USD mỗi tháng.
Với tốc độ tăng trưởng "thiếu lửa" như hiện nay, nhiều nhà phân tích dự đoán rằng chính sách tiền tệ lỏng hơn của Mỹ sẽ khiến giá trái phiếu Mỹ giảm, thị trường chứng khoán Phố Wall ít thay đổi và đồng USD tiếp tục xuống giá so với đồng yen Nhật./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)