Theo kết quả khảo sát mới nhất về triển vọng kinh tế của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) do hãng tin Reuters thực hiện đối với 250 nhà kinh tế học, quá trình phục hồi của G7 có thể diễn ra chậm hơn trong năm nay.
Trước đó, những dự báo về tiến trình hồi sinh kinh tế được cải thiện đáng kể nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thế giới. Tuy nhiên, những số liệu kinh tế chưa rõ nét trong thời gian gần đây đã phủ bóng đen lên triển vọng năm 2010.
Kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng 2,9% năm 2010, mức cao nhất trong nhóm G7, nhờ thị trường lao động phục hồi và các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư. Trong khi đó, kinh tế Nhật Bản và Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) chỉ đạt tương ứng 1,6% và 1,2%, giảm nhẹ so với khảo sát tương tự được thực hiện hồi tháng 2/2010.
Các mức tăng trưởng kinh tế này thấp hơn nhiều nếu so với những quốc gia đang nổi khác. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng khoảng 10% năm 2010, trong khi Ấn Độ và Brazil cũng đạt mức tăng cao, với tương ứng 7,7% và 4,2%.
Giới phân tích nhận định, hoạt động xuất khẩu chậm chạp và việc chính phủ Nhật Bản tìm cách rút lại các biện pháp kích thích sẽ là hai tác nhân chủ chốt ảnh hưởng tới động lực tăng trưởng kinh tế của đất nước Mặt trời mọc.
Nhà kinh tế chủ chốt tại JP Morgan Securities, Masamichi Adachi nói: "Chỉ khi nhu cầu nội địa đủ mạnh, kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng khả quan. Đối với số liệu kinh tế hiện nay, rất khó dự đoán liệu Nhật Bản có khả năng rơi vào tình trạng suy thoái kép hay không."
Trong khi đó, tại châu Âu, đồng euro đang giảm giá mạnh so với USD và yen Nhật, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp đặt ra những vấn đề nghiêm trọng về mức độ tin cậy của đồng euro. Nhiều nhà phân tích dự báo, kinh tế Hy Lạp sẽ phải gánh chịu giai đoạn suy thoái sâu hơn nhiều so với đánh giá của chính quyền Athen./.
Trước đó, những dự báo về tiến trình hồi sinh kinh tế được cải thiện đáng kể nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thế giới. Tuy nhiên, những số liệu kinh tế chưa rõ nét trong thời gian gần đây đã phủ bóng đen lên triển vọng năm 2010.
Kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng 2,9% năm 2010, mức cao nhất trong nhóm G7, nhờ thị trường lao động phục hồi và các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư. Trong khi đó, kinh tế Nhật Bản và Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) chỉ đạt tương ứng 1,6% và 1,2%, giảm nhẹ so với khảo sát tương tự được thực hiện hồi tháng 2/2010.
Các mức tăng trưởng kinh tế này thấp hơn nhiều nếu so với những quốc gia đang nổi khác. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng khoảng 10% năm 2010, trong khi Ấn Độ và Brazil cũng đạt mức tăng cao, với tương ứng 7,7% và 4,2%.
Giới phân tích nhận định, hoạt động xuất khẩu chậm chạp và việc chính phủ Nhật Bản tìm cách rút lại các biện pháp kích thích sẽ là hai tác nhân chủ chốt ảnh hưởng tới động lực tăng trưởng kinh tế của đất nước Mặt trời mọc.
Nhà kinh tế chủ chốt tại JP Morgan Securities, Masamichi Adachi nói: "Chỉ khi nhu cầu nội địa đủ mạnh, kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng khả quan. Đối với số liệu kinh tế hiện nay, rất khó dự đoán liệu Nhật Bản có khả năng rơi vào tình trạng suy thoái kép hay không."
Trong khi đó, tại châu Âu, đồng euro đang giảm giá mạnh so với USD và yen Nhật, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp đặt ra những vấn đề nghiêm trọng về mức độ tin cậy của đồng euro. Nhiều nhà phân tích dự báo, kinh tế Hy Lạp sẽ phải gánh chịu giai đoạn suy thoái sâu hơn nhiều so với đánh giá của chính quyền Athen./.
Việt Khoa (Vietnam+)