Trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều khả năng sẽ vẫn ảm đạm do cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng ở châu Âu, Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 17/1 đã hạ mạnh mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2012, đồng thời kêu gọi các nước có những hành động chính sách hiệu quả hơn.
Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (GEP) năm 2012 vừa công bố, WB dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2012 sẽ chỉ ở mức 2,5%, giảm đáng kể so với mức dự báo 3,6% đưa ra hồi tháng 6/2011.
WB cho biết các nước đang phát triển nên chuẩn bị cho những nguy cơ suy thoái hơn nữa, khi những vấn đề nợ công của Khu vực đồng euro (Eurozone) và tăng trưởng ì ạch tại một số nền kinh tế mới nổi hàng đầu làm mờ triển vọng tăng trưởng toàn cầu.
WB đã hạ mức dự báo tăng trưởng năm 2012 của các nước đang phát triển xuống 5,4% và các nước thu nhập cao xuống 1,4% so với các mức dự báo hồi giữa năm ngoái là 6,2% và 2,7%.
Tăng trưởng của Eurozone sẽ giảm 0,3% xuống còn 1,5% trong năm nay, trước khi dần phục hồi với mức tăng 1,1% trong năm sau. Với Mỹ, nền kinh tế đầu tàu thế giới này sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng 2,2% trong năm nay và 2,4% vào năm tới, giảm so với các mức dự báo hồi giữa năm ngoái là 2,9% và 2,7%.
Trong khi đó, cỗ máy kinh tế Trung Quốc cũng được dự báo sẽ chạy chậm lại, với tốc độ tăng trưởng trong hai năm 2012-2013 lần lượt là 8,4% và 8,3%, chủ yếu do tình trạng bất ổn tiếp tục phủ bóng đen lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Tại Đông Á và Thái Bình Dương, khu vực đã hồi phục nhanh chóng sau thảm họa ở Nhật Bản hồi tháng 3/2011 và lũ lụt tại Thái Lan, bất ổn tại châu Âu bắt đầu ảnh hưởng tới tăng trưởng khu vực. Năm 2011, ước tính tăng trưởng GDP của khu vực vào khoảng 8,2%, song WB dự báo mức tăng trưởng này sẽ giảm xuống 7,8% trong năm nay.
Báo cáo cho biết kinh tế thế giới đã bước vào một giai đoạn đầy chông gai với các đặc điểm nổi bật là nguy cơ suy thoái mạnh và dễ bị tổn thương.
Theo WB, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong hai năm tới sẽ giảm đáng kể chủ yếu do thương mại toàn cầu và giá hàng hóa giảm. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn cầu tăng trưởng ước tính 6,6% trong năm 2011 (giảm so với 12,4% trong năm 2010), và dự báo chỉ ở mức 4,7% trong năm nay.
Báo cáo của WB nêu rõ giá hàng hóa giảm góp phần giảm lạm phát tại hầu hết các nước đang phát triển. Mặc dù giá lương thực thế giới giảm trong những tháng gần đây, với 14% kể từ mức đỉnh tháng 2/2011, an ninh lương thực cho các nước nghèo nhất vẫn là mối quan tâm hàng đầu.
Nhà kinh tế trưởng kiêm Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế phát triển của WB, ông Lâm Nghị Phu, cảnh báo các nước đang phát triển cần đánh giá những điểm yếu của họ và chuẩn bị cho những cú sốc lớn hơn, khi vẫn còn thời gian.
Theo WB, các nước mới nổi hiện nay có ít khả năng tài chính và tiền tệ cho các biện pháp khắc phục hậu quả hơn so với thời điểm 2008-2009. Kết quả là khả năng phản ứng của họ có thể cạn kiệt nếu các nguồn tài trợ quốc tế chấm dứt và các điều kiện toàn cầu suy giảm mạnh mẽ.
Để chuẩn bị cho khả năng đó, Giám đốc triển vọng phát triển tại WB Hans Timmer cho rằng các nước đang phát triển nên tính trước thâm hụt ngân sách, ưu tiên chi tiêu cho mạng lưới an sinh xã hội và cơ sở hạ tầng, kiểm tra tình trạng của các ngân hàng trong nước./.
Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (GEP) năm 2012 vừa công bố, WB dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2012 sẽ chỉ ở mức 2,5%, giảm đáng kể so với mức dự báo 3,6% đưa ra hồi tháng 6/2011.
WB cho biết các nước đang phát triển nên chuẩn bị cho những nguy cơ suy thoái hơn nữa, khi những vấn đề nợ công của Khu vực đồng euro (Eurozone) và tăng trưởng ì ạch tại một số nền kinh tế mới nổi hàng đầu làm mờ triển vọng tăng trưởng toàn cầu.
WB đã hạ mức dự báo tăng trưởng năm 2012 của các nước đang phát triển xuống 5,4% và các nước thu nhập cao xuống 1,4% so với các mức dự báo hồi giữa năm ngoái là 6,2% và 2,7%.
Tăng trưởng của Eurozone sẽ giảm 0,3% xuống còn 1,5% trong năm nay, trước khi dần phục hồi với mức tăng 1,1% trong năm sau. Với Mỹ, nền kinh tế đầu tàu thế giới này sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng 2,2% trong năm nay và 2,4% vào năm tới, giảm so với các mức dự báo hồi giữa năm ngoái là 2,9% và 2,7%.
Trong khi đó, cỗ máy kinh tế Trung Quốc cũng được dự báo sẽ chạy chậm lại, với tốc độ tăng trưởng trong hai năm 2012-2013 lần lượt là 8,4% và 8,3%, chủ yếu do tình trạng bất ổn tiếp tục phủ bóng đen lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Tại Đông Á và Thái Bình Dương, khu vực đã hồi phục nhanh chóng sau thảm họa ở Nhật Bản hồi tháng 3/2011 và lũ lụt tại Thái Lan, bất ổn tại châu Âu bắt đầu ảnh hưởng tới tăng trưởng khu vực. Năm 2011, ước tính tăng trưởng GDP của khu vực vào khoảng 8,2%, song WB dự báo mức tăng trưởng này sẽ giảm xuống 7,8% trong năm nay.
Báo cáo cho biết kinh tế thế giới đã bước vào một giai đoạn đầy chông gai với các đặc điểm nổi bật là nguy cơ suy thoái mạnh và dễ bị tổn thương.
Theo WB, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong hai năm tới sẽ giảm đáng kể chủ yếu do thương mại toàn cầu và giá hàng hóa giảm. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn cầu tăng trưởng ước tính 6,6% trong năm 2011 (giảm so với 12,4% trong năm 2010), và dự báo chỉ ở mức 4,7% trong năm nay.
Báo cáo của WB nêu rõ giá hàng hóa giảm góp phần giảm lạm phát tại hầu hết các nước đang phát triển. Mặc dù giá lương thực thế giới giảm trong những tháng gần đây, với 14% kể từ mức đỉnh tháng 2/2011, an ninh lương thực cho các nước nghèo nhất vẫn là mối quan tâm hàng đầu.
Nhà kinh tế trưởng kiêm Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế phát triển của WB, ông Lâm Nghị Phu, cảnh báo các nước đang phát triển cần đánh giá những điểm yếu của họ và chuẩn bị cho những cú sốc lớn hơn, khi vẫn còn thời gian.
Theo WB, các nước mới nổi hiện nay có ít khả năng tài chính và tiền tệ cho các biện pháp khắc phục hậu quả hơn so với thời điểm 2008-2009. Kết quả là khả năng phản ứng của họ có thể cạn kiệt nếu các nguồn tài trợ quốc tế chấm dứt và các điều kiện toàn cầu suy giảm mạnh mẽ.
Để chuẩn bị cho khả năng đó, Giám đốc triển vọng phát triển tại WB Hans Timmer cho rằng các nước đang phát triển nên tính trước thâm hụt ngân sách, ưu tiên chi tiêu cho mạng lưới an sinh xã hội và cơ sở hạ tầng, kiểm tra tình trạng của các ngân hàng trong nước./.
(TTXVN/Vietnam+)