Ngày 20/10, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cảnh báo thế giới sẽ thiệt hại tới 4.500 tỷ USD mỗi năm nếu không hành động khẩn cấp để bảo vệ sự đa dạng sinh học của Trái Đất.
Trong báo cáo nhan đề “Hiệu quả kinh tế của các hệ sinh thái và đa dạng sinh học” (TEEB) được công bố bên lề Hội nghị quốc tế về đa dạng sinh học đang diễn ra tại thành phố Nagoya của Nhật Bản, UNEP nhấn mạnh các nhà hoạch định chính sách và giới kinh doanh cần thừa nhận giá trị kinh tế khổng lồ của các hệ sinh thái.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, nước sạch, đất đai, các rặng san hô… bị biến mất, các loài sinh vật bị tuyệt chủng do môi trường sống bị tàn phá, ô nhiễm và khai thác cạn kiệt sẽ gây nên những thiệt hại lớn cho kinh tế.
Ngoài ra, hệ sinh thái bị hủy hoại, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân cũng góp phần làm nên làn sóng di cư tại nhiều nơi trên thế giới và có thể dẫn tới những bất ổn chính trị và xung đột.
Ông Pavan Sukhdev, một trong những người khởi xướng Sáng kiến nền kinh tế Xanh của UNEP, lưu ý rằng TEEB không chỉ nêu bật giá trị nhiều nghìn tỷ USD của thế giới tự nhiên đối với nền kinh tế thế giới mà còn nhằm thúc đẩy tư duy mới trong điều chỉnh chính sách và các cơ chế thị trường thông minh.
Điều này sẽ giúp các nhà nước, công ty và người dân sử dụng hiệu quả và bền vững hơn các hệ sinh thái trong một thế giới đầy những thách thức mới đang nổi lên.
TEEB cũng kêu gọi thế giới thừa nhận sự đóng góp của thiên nhiên đối với cuộc sống con người, sức khỏe, an ninh và văn hóa.
Báo cáo cũng đồng thời nhấn mạnh tới hệ sinh thái, định cư của con người và khu vực kinh doanh để minh họa cho các khái niệm kinh tế và các công cụ bảo vệ hệ sinh thái có thể hài hòa các giá trị của tự nhiên trong các chính sách phát triển quốc gia ở mọi cấp.
Hiện nay, hơn 50% dân số thế giới hiện sống ở các đô thị, nơi có vai trò thiết yếu để tăng cường nhận thức về tầm quan trọng to lớn của nguồn vốn tự nhiên đối với việc duy trì và cải thiện cuộc sống và phúc lợi của người dân.
Sự đóng góp của rừng và các hệ sinh thái khác vào cuộc sống của người dân nông thôn cũng rất lớn, vì vậy, bảo tồn các hệ sinh thái này cũng đồng nghĩa với xóa đói nghèo./.
Trong báo cáo nhan đề “Hiệu quả kinh tế của các hệ sinh thái và đa dạng sinh học” (TEEB) được công bố bên lề Hội nghị quốc tế về đa dạng sinh học đang diễn ra tại thành phố Nagoya của Nhật Bản, UNEP nhấn mạnh các nhà hoạch định chính sách và giới kinh doanh cần thừa nhận giá trị kinh tế khổng lồ của các hệ sinh thái.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, nước sạch, đất đai, các rặng san hô… bị biến mất, các loài sinh vật bị tuyệt chủng do môi trường sống bị tàn phá, ô nhiễm và khai thác cạn kiệt sẽ gây nên những thiệt hại lớn cho kinh tế.
Ngoài ra, hệ sinh thái bị hủy hoại, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân cũng góp phần làm nên làn sóng di cư tại nhiều nơi trên thế giới và có thể dẫn tới những bất ổn chính trị và xung đột.
Ông Pavan Sukhdev, một trong những người khởi xướng Sáng kiến nền kinh tế Xanh của UNEP, lưu ý rằng TEEB không chỉ nêu bật giá trị nhiều nghìn tỷ USD của thế giới tự nhiên đối với nền kinh tế thế giới mà còn nhằm thúc đẩy tư duy mới trong điều chỉnh chính sách và các cơ chế thị trường thông minh.
Điều này sẽ giúp các nhà nước, công ty và người dân sử dụng hiệu quả và bền vững hơn các hệ sinh thái trong một thế giới đầy những thách thức mới đang nổi lên.
TEEB cũng kêu gọi thế giới thừa nhận sự đóng góp của thiên nhiên đối với cuộc sống con người, sức khỏe, an ninh và văn hóa.
Báo cáo cũng đồng thời nhấn mạnh tới hệ sinh thái, định cư của con người và khu vực kinh doanh để minh họa cho các khái niệm kinh tế và các công cụ bảo vệ hệ sinh thái có thể hài hòa các giá trị của tự nhiên trong các chính sách phát triển quốc gia ở mọi cấp.
Hiện nay, hơn 50% dân số thế giới hiện sống ở các đô thị, nơi có vai trò thiết yếu để tăng cường nhận thức về tầm quan trọng to lớn của nguồn vốn tự nhiên đối với việc duy trì và cải thiện cuộc sống và phúc lợi của người dân.
Sự đóng góp của rừng và các hệ sinh thái khác vào cuộc sống của người dân nông thôn cũng rất lớn, vì vậy, bảo tồn các hệ sinh thái này cũng đồng nghĩa với xóa đói nghèo./.
(TTXVN/Vietnam+)