Các thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 21/10 sau khi Trung Quốc thông báo kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, làm giảm sự đóng góp của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đối với sự phục hồi trên toàn cầu.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này tăng 0,4%, do các cổ phiếu liên quan đến hàng tiêu dùng lâu bền và chăm sóc sức khỏe tăng giá giúp bù đắp sự đi xuống của khối tài chính và viễn thông.
Ngày 21/10, Trung Quốc cho biết tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của nước này đã giảm tốc trong quý 3, từ 10,3% quý 2 xuống 9,6%, do tác động của việc Bắc Kinh hạ nhiệt sự bùng nổ trong hoạt động tín dụng và cố gắng đưa tốc độ tăng trưởng trở lại các mức bền vững hơn.
Mặc dù con số này vẫn là cao nhất so với các nền kinh tế lớn, ông Tey Tze Ming, nhà giao dịch thuộc công ty Saxo Capital Markets ở Singapore, cho rằng nó vẫn là quá thấp đối với Trung Quốc, bởi nền kinh tế tăng trưởng ở tốc độ này có thể làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp cũng như nguy cơ bất ổn xã hội.
Ông Tey Tze Ming cho rằng các thị trường có thể sẽ xảy ra nhiều biến động trong trung hạn do những nghi ngờ về triển vọng tăng trưởng kinh tế. Ông đánh giá đà tăng điểm trong 5-6 tháng qua là khá suôn sẻ, nhưng hiện nay do có rất nhiều bất ổn, nên xu hướng biến động như vài phiên vừa qua sẽ còn tiếp diễn.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei nằm trong xu hướng tăng điểm vào phiên giao dịch buổi sáng, và có lúc đã tăng hơn 1% lên mức cao 9.479,25 điểm, do đồng yên giảm giá sau bình luận của Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner rằng các đồng tiền mạnh hiện nay khá cân bằng, khiến người ta nghĩ ông cho rằng không cần thiết phải phá giá đồng USD.
Tuy nhiên, thị trường không thể giữ được đà đi lên khi đồng yên phục hồi trở lại và kéo giá các cổ phiếu đi xuống. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nikkei-225 giảm 5,12 điểm (0,1%) xuống 9.376,48 điểm - mức thấp nhất kể từ ngày 30/9.
Yumi Nishimura, Phó Tổng Giám đốc công ty Daiwa Securities Capital Markets, nhận định những biến động trên thị trường phiên này cho thấy giới đầu tư đang lo ngại về sự lên giá của đồng yen.
Theo ông, các số liệu kinh tế Trung Quốc hầu như nằm trong dự đoán, và có vài người cho rằng Bắc Kinh sẽ sớm tăng thêm lãi suất, nhưng thị trường chứng khoán Thượng Hải lại giảm điểm cùng những nhân tố ngoại lai khác đang chi phối thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Tại thị trường chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite phiên này cũng giảm 20,42 điểm (0,68%) xuống 2.983,53 điểm, khi giới đầu tư đua nhau bán ra các cổ phiếu ngân hàng để chốt lời sau khi tăng vào phiên sáng. Trong khi đó, tại Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 2 điểm xuống 4.622,9 điểm. Các thị trường chứng khoán tại Singapore và Malaysia cũng đều đi xuống.
Trong số các thị trường chứng khoán tăng điểm trong phiên này, thị trường chứng khoán Hongkong đã tăng 0,39%, với chỉ số Hang Seng Composite ghi thêm 92,98 điểm lên phổ biến ở mức 23.649,48 điểm vào cuối phiên. Chỉ số KOSPI tăng 4,25 điểm (0,1%) lên 1.873,09 điểm.
Ngoài ra, các thị trường chứng khoán tại Ấn Độ, Đài Loan và Indonesia đều tăng điểm./.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này tăng 0,4%, do các cổ phiếu liên quan đến hàng tiêu dùng lâu bền và chăm sóc sức khỏe tăng giá giúp bù đắp sự đi xuống của khối tài chính và viễn thông.
Ngày 21/10, Trung Quốc cho biết tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của nước này đã giảm tốc trong quý 3, từ 10,3% quý 2 xuống 9,6%, do tác động của việc Bắc Kinh hạ nhiệt sự bùng nổ trong hoạt động tín dụng và cố gắng đưa tốc độ tăng trưởng trở lại các mức bền vững hơn.
Mặc dù con số này vẫn là cao nhất so với các nền kinh tế lớn, ông Tey Tze Ming, nhà giao dịch thuộc công ty Saxo Capital Markets ở Singapore, cho rằng nó vẫn là quá thấp đối với Trung Quốc, bởi nền kinh tế tăng trưởng ở tốc độ này có thể làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp cũng như nguy cơ bất ổn xã hội.
Ông Tey Tze Ming cho rằng các thị trường có thể sẽ xảy ra nhiều biến động trong trung hạn do những nghi ngờ về triển vọng tăng trưởng kinh tế. Ông đánh giá đà tăng điểm trong 5-6 tháng qua là khá suôn sẻ, nhưng hiện nay do có rất nhiều bất ổn, nên xu hướng biến động như vài phiên vừa qua sẽ còn tiếp diễn.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei nằm trong xu hướng tăng điểm vào phiên giao dịch buổi sáng, và có lúc đã tăng hơn 1% lên mức cao 9.479,25 điểm, do đồng yên giảm giá sau bình luận của Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner rằng các đồng tiền mạnh hiện nay khá cân bằng, khiến người ta nghĩ ông cho rằng không cần thiết phải phá giá đồng USD.
Tuy nhiên, thị trường không thể giữ được đà đi lên khi đồng yên phục hồi trở lại và kéo giá các cổ phiếu đi xuống. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nikkei-225 giảm 5,12 điểm (0,1%) xuống 9.376,48 điểm - mức thấp nhất kể từ ngày 30/9.
Yumi Nishimura, Phó Tổng Giám đốc công ty Daiwa Securities Capital Markets, nhận định những biến động trên thị trường phiên này cho thấy giới đầu tư đang lo ngại về sự lên giá của đồng yen.
Theo ông, các số liệu kinh tế Trung Quốc hầu như nằm trong dự đoán, và có vài người cho rằng Bắc Kinh sẽ sớm tăng thêm lãi suất, nhưng thị trường chứng khoán Thượng Hải lại giảm điểm cùng những nhân tố ngoại lai khác đang chi phối thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Tại thị trường chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite phiên này cũng giảm 20,42 điểm (0,68%) xuống 2.983,53 điểm, khi giới đầu tư đua nhau bán ra các cổ phiếu ngân hàng để chốt lời sau khi tăng vào phiên sáng. Trong khi đó, tại Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 2 điểm xuống 4.622,9 điểm. Các thị trường chứng khoán tại Singapore và Malaysia cũng đều đi xuống.
Trong số các thị trường chứng khoán tăng điểm trong phiên này, thị trường chứng khoán Hongkong đã tăng 0,39%, với chỉ số Hang Seng Composite ghi thêm 92,98 điểm lên phổ biến ở mức 23.649,48 điểm vào cuối phiên. Chỉ số KOSPI tăng 4,25 điểm (0,1%) lên 1.873,09 điểm.
Ngoài ra, các thị trường chứng khoán tại Ấn Độ, Đài Loan và Indonesia đều tăng điểm./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)