Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 11/8 đã thông báo với quốc hội Mỹ kế hoạch bán cho Kuwait phiên bản mới nhất của tên lửa đánh chặn Patriot nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của nước này trước những mối đe dọa tên lửa từ Iran.
Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng (DSCA) của Lầu Năm Góc cho biết Kuwait muốn mua 209 tên lửa đánh chặn Patriot được trang bị hệ thống dẫn đường mới (MIM-104E GEM-T) với trị giá khoảng 900 triệu USD.
DSCA nêu rõ kế hoạch bán tên lửa Patriot cho Kuwait "sẽ góp phần vào chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ thông qua việc cải thiện an ninh của Kuwait, một đồng minh lớn hiện nằm ngoài Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và được coi là một nhân tố quan trọng đối với sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế tại Trung Đông."
MIM-104E GEM-T là loại tên lửa được thiết kế nhằm đối phó với các mối đe dọa tên lửa và từ trên không, gồm các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật có thể mang đầu đạn hóa học, hạt nhân hay sinh học.
Theo ông Kenneth Katzman, chuyên gia về khu vực Trung Đông thuộc Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ (CRS), kế hoạch bán tên lửa này là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế ảnh hưởng quân sự ngày càng tăng của Iran và chuẩn bị đối phó với khả năng Tehran có thể có vũ khí hạt nhân.
Theo DSCA, hiện Mỹ cũng đang hỗ trợ tăng cường khả năng chống tên lửa cho các quốc gia khác như Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Israel./.
Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng (DSCA) của Lầu Năm Góc cho biết Kuwait muốn mua 209 tên lửa đánh chặn Patriot được trang bị hệ thống dẫn đường mới (MIM-104E GEM-T) với trị giá khoảng 900 triệu USD.
DSCA nêu rõ kế hoạch bán tên lửa Patriot cho Kuwait "sẽ góp phần vào chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ thông qua việc cải thiện an ninh của Kuwait, một đồng minh lớn hiện nằm ngoài Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và được coi là một nhân tố quan trọng đối với sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế tại Trung Đông."
MIM-104E GEM-T là loại tên lửa được thiết kế nhằm đối phó với các mối đe dọa tên lửa và từ trên không, gồm các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật có thể mang đầu đạn hóa học, hạt nhân hay sinh học.
Theo ông Kenneth Katzman, chuyên gia về khu vực Trung Đông thuộc Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ (CRS), kế hoạch bán tên lửa này là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế ảnh hưởng quân sự ngày càng tăng của Iran và chuẩn bị đối phó với khả năng Tehran có thể có vũ khí hạt nhân.
Theo DSCA, hiện Mỹ cũng đang hỗ trợ tăng cường khả năng chống tên lửa cho các quốc gia khác như Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Israel./.
(TTXVN/Vietnam+)