Cặp sinh đôi Indonesia thất lạc đoàn tụ ở Thụy Điển nhờ Facebook

Kỳ diệu chuyện cặp song sinh tái hợp sau 29 năm

Một cặp sinh đôi sinh ra tại Indonesia và được cho làm con nuôi cho hai gia đình riêng rẽ, đã đoàn tụ tại Thụy Điển nhờ Facebook.
Một cặp sinh đôi sinh ra tại Indonesia và được cho làm con nuôi cho hai gia đình riêng rẽ, đã đoàn tụ sau khi tìm thấy nhau trên Facebook ba thập kỷ sau đó.

Cặp song sinh giống hệt nhau Emilie Falk và Lin Backman – vẫn còn không quen biết nhau cho đến năm ngoái – đã bị chia cách gần 29 năm trước.

Theo một xét nghiệm DNA được thực hiện hai tháng sau khi tái hợp, và với những gì họ chia sẻ với AFP, thì 99,98% khả năng họ là chị em.

Một chuỗi các sự kiện phức tạp đã dẫn tới sự việc này.

Cả hai đều được các cặp vợ chồng Thụy Điển nhận nuôi từ một trại trẻ mồ côi ở Semarang ở miền bắc Indonesia, nhưng không có chi tiết nào trong hồ sơ của họ đề cập tới việc họ có một người chị em song sinh.

Khi bố mẹ của Backman rời trại trẻ mồ côi cùng với cô những năm trước đó, người lái xe taxi đã đi vòng quanh và hỏi họ: “Thế còn đứa bé kia, đứa em gái?” và họ ghi nhanh tên Indonesia của các cô bé trên một mảnh giấy

Mẹ của Backman theo dõi khi gia đình của Falk trở lại Thụy Điển, và cả hai gia đình đã gặp nhau một vài lần khi hai cô gái còn nhỏ để so sánh các ghi chú.

“Họ đã xem xét các giấy tờ nhận con nuôi, nhưng họ không nghĩ rằng chúng tôi rất giống nhau và có rất nhiều chi tiết không được thêm vào trong giầy tờ… và không có xét nghiệm DNA,” Falk nói.

Tên người cha của hai cô gái cũng khác biệt. Và dù hồ sơ cho thấy họ do cùng một mẹ sinh ra, hai gia đình cuối cùng quyết định rằng đây là một sai sót.

Hai gia đình cuối cùng đã bị mất liên lạc.

Mặc dù cha mẹ của họ đã kể cho câu chuyện này khi họ còn nhỏ, cả Falk và Backman sau đó đều đã quên mất điều này. Khi lớn lên, họ không quan tâm đến thông tin về nguồn gốc của mình và bởi vậy họ không bao giờ hỏi đến.

“Nhưng khi kết hôn 2 năm trước đây, tôi bắt đầu suy nghĩ về gia đình và việc nhận con nuôi của tôi và khi tôi hỏi mẹ mình bà đã kể lại cho tôi câu chuyện này một lần nữa, và tôi quyết định tìm Lin,” Falk cho biết.

Cô có một cái tên và bắt đầu tìm kiếm trên mạng về một đứa trẻ Indonesia được nhận làm con nuôi trong một gia đình Thụy Điển, và tìm thấy trên Facebook.

“Tôi sinh ngày 18/3/1983 tại Semarang và mẹ đẻ của tôi có tên là Maryati Rajiman,” Falk nói rằng cô đã viết như vậy, và nhanh chóng nhận được phản hồi: “Ồ, đó cũng là tên của mẹ tôi, và cũng là ngày sinh của tôi.”

Họ phát hiện ra họ có rất nhiều điểm chung.

Họ sống chỉ cách nhau 40km ở phía nam Thụy điển, họ cùng là giáo viên, họ kết hôn cùng một ngày chỉ cách nhau 1 năm và thậm chí cùng nhảy bài hát đám cưới “You and Me.”

“Điều này thật lạ lùng,” Falk nói.

“Khi Lin gọi tôi (với kết quả xét nghiệm DNA), tôi nhớ rằng tôi đang ngồi trong ô tô và khi cô ấy nói với tôi tôi bắt đầu cười, bởi vì tôi cảm thấy rất lạ,” cô nói, và thêm vào: “Tôi thình lình bắt đầu nghĩ rằng chúng tôi đã cùng chia sẻ trong bụng mẹ. Nó thật lạ lùng, nhưng cũng rất tuyệt”.

Kể từ đó cả hai đã giữ liên lạc chặt chẽ, và đã nói chuyện về việc trở về Indonesia để tìm kiếm cha mẹ đẻ họ.”

Có một số chi tiết, một số mâu thuẫn trong các giấy tờ nhận con nuôi, bao gồm cả việc cha họ được cho là một người lái xe taxi.

“Chúng tôi sẽ rất tò mò nếu ông ấy chính là người lái xe đó,” Falk nói.

Khi được câu hỏi liệu cô có mong ước được tìm thấy người chị em sinh đôi của mình sớm hơn, Falk khẳng định “không có nghĩa lý gì khi nói rằng tôi đang buồn vì một điều mà không không hề biết. Tôi chỉ thấy hạnh phúc khi tìm lại được cô ấy.”/.

P.V (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục