Ngày 15/12, ông Hứa Hoàng Cương, ngụ thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu cho biết, gia đình ông rất phấn khởi vừa được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam - Vietkings xác nhận là "Gia đình có nhiều người nổi trên mặt nước nhất."
Đầu tháng 4/2010, ông Hứa Văn Bạch (xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) khi đi thăm vuông về nhảy xuống sông tắm thì phát hiện cơ thể mình tự nổi như khúc củi trên mặt nước.
Sau đó, ông Hứa Hoàng Cương (anh ruột ông Bạch) và người con Hứa Tây Hạ (ngụ thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) cũng phát hiện cơ thể mình tự nổi như chiếc phao nhiều giờ trên mặt nước.
Ông Cương và người con còn vừa đàn vừa hát khi nổi tự do trên mặt nước. Theo ông Hứa Ngọc Kiến, anh ruột ông Cương, ông Cương là người em trai thứ 6 trong gia đình có 7 anh em, trong đó gồm 6 trai, 1 gái. Từ bé đến lớn Cương phát triển bình thường như bao người khác trong gia đình.
Nhưng điều "đặc biệt" ở các thành viên trong gia đình này mà nhiều người biết đến là tất cả mọi người ai cũng là nghệ nhân đờn ca tài tử rất hay, có truyền thống qua nhiều đời. Các "cá thể người tự nổi" đều có vóc dáng cao to, nước da ngăm đen, cân nặng hơn 70kg.
Ngoài trường hợp gia đình ông Cương có nhiều người tự nổi trên mặt nước, trước đây còn có các trường hợp cụ Trần Thị Đang (82 tuổi, ở ấp An Thuận, xã Phú Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) và em Trần Thịnh Tiến (6 tuổi, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).
Cả hai trường hợp trên cũng có thể nổi trên mặt nước, có thể đưa tay, chân lên cao, gội đầu, cầm dù để che nắng.
Ông Cương cho biết thêm, dự kiến ngày 18/12, gia đình ông sẽ đến Thành phố Hồ Chí Minh tham dự Chương trình Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 20./.
Đầu tháng 4/2010, ông Hứa Văn Bạch (xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) khi đi thăm vuông về nhảy xuống sông tắm thì phát hiện cơ thể mình tự nổi như khúc củi trên mặt nước.
Sau đó, ông Hứa Hoàng Cương (anh ruột ông Bạch) và người con Hứa Tây Hạ (ngụ thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) cũng phát hiện cơ thể mình tự nổi như chiếc phao nhiều giờ trên mặt nước.
Ông Cương và người con còn vừa đàn vừa hát khi nổi tự do trên mặt nước. Theo ông Hứa Ngọc Kiến, anh ruột ông Cương, ông Cương là người em trai thứ 6 trong gia đình có 7 anh em, trong đó gồm 6 trai, 1 gái. Từ bé đến lớn Cương phát triển bình thường như bao người khác trong gia đình.
Nhưng điều "đặc biệt" ở các thành viên trong gia đình này mà nhiều người biết đến là tất cả mọi người ai cũng là nghệ nhân đờn ca tài tử rất hay, có truyền thống qua nhiều đời. Các "cá thể người tự nổi" đều có vóc dáng cao to, nước da ngăm đen, cân nặng hơn 70kg.
Ngoài trường hợp gia đình ông Cương có nhiều người tự nổi trên mặt nước, trước đây còn có các trường hợp cụ Trần Thị Đang (82 tuổi, ở ấp An Thuận, xã Phú Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) và em Trần Thịnh Tiến (6 tuổi, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).
Cả hai trường hợp trên cũng có thể nổi trên mặt nước, có thể đưa tay, chân lên cao, gội đầu, cầm dù để che nắng.
Ông Cương cho biết thêm, dự kiến ngày 18/12, gia đình ông sẽ đến Thành phố Hồ Chí Minh tham dự Chương trình Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 20./.
Huỳnh Sử (TTXVN/Vietnam+)