Tối 9/6, tại Trung Văn Hóa Việt Nam tại Paris, Pháp, Trung tâm thông tin tư liệu về việt Nam hiện đại (CID) phối hợp với Hội hữu nghị Pháp-Việt (AAFV) và Hội Người Việt Nam tại Pháp (UGVF) tổ chức Đêm tưởng nhớ giáo sư Charles Fourniau, người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam, nhân dịp một năm ngày mất của ông (21/4).
Tham dự đêm tưởng nhớ giáo sư Charles Fourniau, có Đại sứ Việt Nam tại Pháp Lê Kinh Tài; Giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp Lê Hồng Chương; Chủ tịch Hội hữu nghị Pháp-Việt, bà Helene Luc cùng bà Paulette Fourniau - vợ và các con viên đại gia đình ông Fourniau, đông đảo các bạn bè Pháp yêu mến Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Lê Kinh Tài đã đánh giá cao sáng kiến tổ chức lễ tưởng nhớ giáo sư Charles Fourniau "người bạn lớn, gần gũi, thân thiết" của nhân dân Việt Nam. Nhất là khi ông còn là phóng viên thường trú báo Nhân Đạo-Pháp tại Việt Nam trong từ năm 1963 đến 1965 - những năm tháng vô cùng khó khăn và khốc liệt của cuộc chiến tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam, ông luôn giành cho nhân dân Việt Nam sự ủng hộ chí tình và đoàn kết quý báu.
Ngay khi trở về Pháp, ông đã là làm việc "không nghỉ" để thành lập Hội hữu nghị Pháp-Việt bao gồm những người bạn, những người Pháp yêu mến và ủng hộ Việt Nam. Đại sứ nhấn mạnh vai trò của Charles Fourniau, chuyên gia về Việt Nam và cố vấn của nhân dân Việt Nam thời gian đó.
Đại sứ cho rằng, với đề tài nghiên cứu tiến sĩ của ông và các tác phẩm về Việt Nam trong 40 năm qua cùng những cố gằng, tình cảm, sự giúp đỡ, đóng góp của ông và của AAFV có "giá trị và tầm quan trọng đặc biệt" đối với lịch sử phát triển quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Pháp.
Nhân dịp này, Đại sứ bày tỏ sự biết ơn của chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với những gì giáo sư Fourniau đã làm khi còn sống đối với Việt Nam cũng như những tình cảm sâu đậm của gia đình ông, của bạn bè và nhân dân Pháp đã giành cho Việt Nam.
Bằng phép ẩn dụ và so sánh, Đại sứ nhắc lại sự đánh giá của nhà văn Hữu Ngọc, coi giáo sư Charles Fourniau như một "cây đa, cây đề lớn" tuy không còn nữa nhưng hình bóng của nó luôn khác sâu trong trí tim và tình cảm của nhân dân Việt Nam.
Đặc biệt, trong bức thư của Ban lãnh đạo Hội khoa học lịch sử Việt Nam (ASHVN) gửi đến buổi lễ, giáo sư Phan Huy Lê, chủ tịch Hội và Dương Trung Quốc, phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội, đã nêu rõ với tư cách là nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam, giáo sư Charles Fourniau không còn nữa nhưng những nghiên cứu và suy nghĩ của ông đã để lại "ấn tượng thật gần gũi."
Những đóng góp của ông trong việc đào tạo các thế hệ các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam luôn lắng đọng mãi trong tâm trí các đồng nghiệp Việt Nam khác.
Tại buổi lễ, các đại biểu tham dự còn được nghe các bạn Pháp yêu mến và có nhiều năm tháng gắn bó với Việt Nam, cùng các thành viên trong gia đình ông tái hiện lại những kỷ niệm và tình cảm tốt đẹp mà Charles Fourniau đã giành cho Việt Nam.
Một vài người trong số họ đã cho rằng Charles Fourniau hành động với tất cả sự chí tình và gắn bó chặt chẽ như một "chiến sĩ cộng sản" cho Việt Nam.
Các đại biểu còn được xem trích đoạn phim nhan đề "Charles Fourniau nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh."/.
Tham dự đêm tưởng nhớ giáo sư Charles Fourniau, có Đại sứ Việt Nam tại Pháp Lê Kinh Tài; Giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp Lê Hồng Chương; Chủ tịch Hội hữu nghị Pháp-Việt, bà Helene Luc cùng bà Paulette Fourniau - vợ và các con viên đại gia đình ông Fourniau, đông đảo các bạn bè Pháp yêu mến Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Lê Kinh Tài đã đánh giá cao sáng kiến tổ chức lễ tưởng nhớ giáo sư Charles Fourniau "người bạn lớn, gần gũi, thân thiết" của nhân dân Việt Nam. Nhất là khi ông còn là phóng viên thường trú báo Nhân Đạo-Pháp tại Việt Nam trong từ năm 1963 đến 1965 - những năm tháng vô cùng khó khăn và khốc liệt của cuộc chiến tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam, ông luôn giành cho nhân dân Việt Nam sự ủng hộ chí tình và đoàn kết quý báu.
Ngay khi trở về Pháp, ông đã là làm việc "không nghỉ" để thành lập Hội hữu nghị Pháp-Việt bao gồm những người bạn, những người Pháp yêu mến và ủng hộ Việt Nam. Đại sứ nhấn mạnh vai trò của Charles Fourniau, chuyên gia về Việt Nam và cố vấn của nhân dân Việt Nam thời gian đó.
Đại sứ cho rằng, với đề tài nghiên cứu tiến sĩ của ông và các tác phẩm về Việt Nam trong 40 năm qua cùng những cố gằng, tình cảm, sự giúp đỡ, đóng góp của ông và của AAFV có "giá trị và tầm quan trọng đặc biệt" đối với lịch sử phát triển quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Pháp.
Nhân dịp này, Đại sứ bày tỏ sự biết ơn của chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với những gì giáo sư Fourniau đã làm khi còn sống đối với Việt Nam cũng như những tình cảm sâu đậm của gia đình ông, của bạn bè và nhân dân Pháp đã giành cho Việt Nam.
Bằng phép ẩn dụ và so sánh, Đại sứ nhắc lại sự đánh giá của nhà văn Hữu Ngọc, coi giáo sư Charles Fourniau như một "cây đa, cây đề lớn" tuy không còn nữa nhưng hình bóng của nó luôn khác sâu trong trí tim và tình cảm của nhân dân Việt Nam.
Đặc biệt, trong bức thư của Ban lãnh đạo Hội khoa học lịch sử Việt Nam (ASHVN) gửi đến buổi lễ, giáo sư Phan Huy Lê, chủ tịch Hội và Dương Trung Quốc, phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội, đã nêu rõ với tư cách là nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam, giáo sư Charles Fourniau không còn nữa nhưng những nghiên cứu và suy nghĩ của ông đã để lại "ấn tượng thật gần gũi."
Những đóng góp của ông trong việc đào tạo các thế hệ các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam luôn lắng đọng mãi trong tâm trí các đồng nghiệp Việt Nam khác.
Tại buổi lễ, các đại biểu tham dự còn được nghe các bạn Pháp yêu mến và có nhiều năm tháng gắn bó với Việt Nam, cùng các thành viên trong gia đình ông tái hiện lại những kỷ niệm và tình cảm tốt đẹp mà Charles Fourniau đã giành cho Việt Nam.
Một vài người trong số họ đã cho rằng Charles Fourniau hành động với tất cả sự chí tình và gắn bó chặt chẽ như một "chiến sĩ cộng sản" cho Việt Nam.
Các đại biểu còn được xem trích đoạn phim nhan đề "Charles Fourniau nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh."/.
Lê Hà-Trung Dũng/Paris (Vietnam+)