Ngày 18/9, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngành xuất bản, in, phát hành sách Việt Nam (1952-2012).
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng cùng đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương; các vị lão thành của ngành xuất bản, in, phát hành sách đã tham dự buổi lễ.
Trong diễn văn kỷ niệm 60 năm ngành xuất bản, in, phát hành sách Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn khẳng định Ngày 10/10/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 122/SL thành lập Nhà in Quốc gia đánh dấu bước phát triển mới của ngành xuất bản, in và phát hành sách.
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, ngành xuất bản, in và phát hành sách đã không ngừng lớn mạnh về đội ngũ, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thành tựu nổi bật nhất của ngành trong 60 năm qua là từ chỗ thiếu sách, toàn ngành đã phấn đấu vươn lên cung cấp đủ sách phục vụ nhu cầu sử dụng của xã hội với chất lượng nội dung và hình thức ngày càng cao, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội.
Hiện nay, toàn ngành có 64 nhà xuất bản, khoảng 1.500 cơ sở in công nghiệp và khoảng 14.000 công ty phát hành sách, trung tâm phát hành sách với gần 50.000 cán bộ, công nhân viên thuộc mọi thành phần kinh tế.
Trong những năm gần đây, tổng số sách xuất bản tăng lên đáng kể. Nếu như năm 1975, toàn ngành đạt con số 2.905 tên sách và hơn 41 triệu bản thì đến năm 2011, số sách xuất bản lên tới 27.000 cuốn với hơn 293 triệu bản, tăng hơn 9 lần về cuốn và gần 7 lần về số bản, nâng mức hưởng thụ về sách trên một đầu người lên 3,4 bản sách/người/năm.
Lĩnh vực in đã có bước tiến nhanh về năng lực công nghệ, được Chính phủ đánh giá là một trong sáu ngành "đã biết bỏ qua một số bước đi để phát triển thẳng vào thời kỳ hiện đại."
Hợp tác quốc tế về xuất bản, in, phát hành sách được tăng cường và mở rộng với các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế khác, đặc biệt là hợp tác toàn diện với Lào và Campuchia. Hội Xuất bản Việt Nam là sáng lập viên của Hiệp hội Xuất bản châu Á-Thái Bình Dương (APPA).
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao những thành tích mà ngành xuất bản, in, phát hành sách đã đạt được trong chặng đường 60 năm qua. Ông cũng nhấn mạnh trong thời gian tới, toàn ngành cần tiếp tục thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX ngày 25/8/2004 về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản.
Để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao phó, toàn ngành cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý Nhà nước về xuất bản, in và phát hành./.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng cùng đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương; các vị lão thành của ngành xuất bản, in, phát hành sách đã tham dự buổi lễ.
Trong diễn văn kỷ niệm 60 năm ngành xuất bản, in, phát hành sách Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn khẳng định Ngày 10/10/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 122/SL thành lập Nhà in Quốc gia đánh dấu bước phát triển mới của ngành xuất bản, in và phát hành sách.
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, ngành xuất bản, in và phát hành sách đã không ngừng lớn mạnh về đội ngũ, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thành tựu nổi bật nhất của ngành trong 60 năm qua là từ chỗ thiếu sách, toàn ngành đã phấn đấu vươn lên cung cấp đủ sách phục vụ nhu cầu sử dụng của xã hội với chất lượng nội dung và hình thức ngày càng cao, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội.
Hiện nay, toàn ngành có 64 nhà xuất bản, khoảng 1.500 cơ sở in công nghiệp và khoảng 14.000 công ty phát hành sách, trung tâm phát hành sách với gần 50.000 cán bộ, công nhân viên thuộc mọi thành phần kinh tế.
Trong những năm gần đây, tổng số sách xuất bản tăng lên đáng kể. Nếu như năm 1975, toàn ngành đạt con số 2.905 tên sách và hơn 41 triệu bản thì đến năm 2011, số sách xuất bản lên tới 27.000 cuốn với hơn 293 triệu bản, tăng hơn 9 lần về cuốn và gần 7 lần về số bản, nâng mức hưởng thụ về sách trên một đầu người lên 3,4 bản sách/người/năm.
Lĩnh vực in đã có bước tiến nhanh về năng lực công nghệ, được Chính phủ đánh giá là một trong sáu ngành "đã biết bỏ qua một số bước đi để phát triển thẳng vào thời kỳ hiện đại."
Hợp tác quốc tế về xuất bản, in, phát hành sách được tăng cường và mở rộng với các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế khác, đặc biệt là hợp tác toàn diện với Lào và Campuchia. Hội Xuất bản Việt Nam là sáng lập viên của Hiệp hội Xuất bản châu Á-Thái Bình Dương (APPA).
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao những thành tích mà ngành xuất bản, in, phát hành sách đã đạt được trong chặng đường 60 năm qua. Ông cũng nhấn mạnh trong thời gian tới, toàn ngành cần tiếp tục thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX ngày 25/8/2004 về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản.
Để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao phó, toàn ngành cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý Nhà nước về xuất bản, in và phát hành./.
Việt Hà (TTXVN)