Ngày 11/9, Hội Văn hóa Fukuroi, Hội Giao lưu Quốc tế Fukuroi, Hiệp hội Asaba Việt Nam và Hội Tọa đàm về Lịch sử Asaba đã phối hợp với tổ chức Hội nghị Giao lưu Fukuroi-Việt Nam 2010 tại thành phố Fukuroi (tỉnh Fukuoka).
Đây là quê hương của bác sỹ Asaba Sakitaro, một trong những người bạn Nhật đã nhiệt tình giúp đỡ Phong trào Đông Du của Hội Duy Tân và nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20.
Sự kiện này được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 105 năm Phong trào Đông Du và 100 năm ngày mất của bác sỹ Asaba và 70 năm ngày mất của cụ Phan Bội Châu.
Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình nhớ lại: “Cách đây hơn 100 năm, được sự cổ vũ của cuộc cách mạng Minh Trị, rất nhiều tri thức Việt Nam đã có lòng quyết tâm học tập tinh thần cách tân của Nhật Bản. Đó là khởi đầu cho sự kiện Phong trào Đông Du do nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu khởi xướng.
Hàng trăm thanh niên Việt Nam đã được tuyển chọn sang Nhật Bản du học tập để sau đó trở về cách tân đất nước nhưng họ đã gặp rất nhiều khó khăn. Trong những lúc khó khăn đó, cụ Phan Bội Châu đã được nhiều người bạn Nhật Bản giúp đỡ, trong đó tiêu biểu là bác sỹ Asaba. Hầu hết sinh viên của Việt Nam sang đây đã tá túc tại địa phương này và đã được ông Asaba và người dân địa phương đùm bọc.”
Đại sứ nhấn mạnh mặc dù Phong trào Đông Du không thành công, hầu hết các sinh viên Việt Nam đã phải trở về nước và ông Asaba đã qua đời sau khi cụ Phan Bội Châu trở về nước nhưng những tình cảm mà bác sỹ Asaba và người dân Fukuroi đã dành cho Việt Nam vẫn còn đọng mãi trong lòng người dân Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Phú Bình khẳng định: “Hơn 100 năm đã trôi qua, tình hình thế giới nói chung và tình hình Việt Nam cũng như Nhật Bản đã thay đổi. Hai nước đã trở thành các đối tác chiến lược của nhau. Quan hệ giữa hai nước chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay.”
Nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Phú Bình cũng bày tỏ lòng biết ơn người dân Fukuroi vì đã gìn giữ mộ của bác sỹ Asaba và tấm bia “báo ân” mà cụ Phan Bội Châu dựng trong khuôn viên chùa Jorin Umeyama vào năm 1918 để các thế hệ sau của cả hai nước biết đến. Ông cũng bày tỏ mong muốn “sự giao lưu giữa Thành phố Fukuroi và Thành phố Huế cũng như các địa phương khác của Việt Nam sẽ ngày càng được tăng cường.”
Về phần mình, Thị trưởng Thành phố Fukuroi Hideyuki Harada cho biết với việc tổ chức lễ kỷ niệm này, Thành phố Fukuroi mong muốn tăng cường quan hệ giao lưu với Việt Nam. Ngài thị trưởng cũng nhấn mạnh những điểm tương đồng về văn hóa giữa hai nước, đồng thời bày tỏ hy vọng quan hệ Nhật-Việt sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Trong khuôn khổ Hội nghị, các đại biểu đã nghe Giáo sư Shiraishi Masaya của Trường Đại học Waseda (thủ đô Tokyo) trình bày nghiên cứu về lịch sử của Phong trào Đông Du và những người đã hỗ trợ phong trào này trong giai đoạn đầu thế kỷ 20.
Nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Phú Bình cùng các cán bộ của đại sứ quán và một số cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản đã tới đặt hoa tại mộ của bác sỹ Asaba và bia “tri ân” do cụ Phan Bội Châu dựng với sự giúp đỡ của người dân thôn Higashiasaba để tưởng nhớ tấm lòng hào hiệp của vị bác sỹ này.
Phong trào Đông Du do Hội Duy Tân mà linh hồn là nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu khởi xướng từ những năm 1905-1909 nhằm tuyển chọn thanh niên Việt Nam sang du học ở Nhật Bản để sau đó trở về cứu nước.
Đến giữa năm 1908, số du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản học tập đã lên tới 200 người. Tuy nhiên, trước sức ép của thực dân Pháp, năm 1909, Chính phủ Nhật Bản đã ra lệnh trục xuất toàn bộ lưu học sinh Việt Nam cùng các lãnh tụ của phong trào.
Tại thời điểm khó khăn đó, bác sỹ Asaba đã hỗ trợ cho Phan Bội Châu và nhiều lưu học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, bác sỹ Asaba đã qua đời. Năm 1918, cụ Phan Bội Châu đã quay lại Nhật Bản và tới thăm thôn Higashiasaba. Và để cảm tạ tấm lòng hào hiệp của ông Asaba, cụ đã quyết định dựng tấm bia kỷ niệm tại ngôi chùa Jorin Umeyama./.
Đây là quê hương của bác sỹ Asaba Sakitaro, một trong những người bạn Nhật đã nhiệt tình giúp đỡ Phong trào Đông Du của Hội Duy Tân và nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20.
Sự kiện này được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 105 năm Phong trào Đông Du và 100 năm ngày mất của bác sỹ Asaba và 70 năm ngày mất của cụ Phan Bội Châu.
Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình nhớ lại: “Cách đây hơn 100 năm, được sự cổ vũ của cuộc cách mạng Minh Trị, rất nhiều tri thức Việt Nam đã có lòng quyết tâm học tập tinh thần cách tân của Nhật Bản. Đó là khởi đầu cho sự kiện Phong trào Đông Du do nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu khởi xướng.
Hàng trăm thanh niên Việt Nam đã được tuyển chọn sang Nhật Bản du học tập để sau đó trở về cách tân đất nước nhưng họ đã gặp rất nhiều khó khăn. Trong những lúc khó khăn đó, cụ Phan Bội Châu đã được nhiều người bạn Nhật Bản giúp đỡ, trong đó tiêu biểu là bác sỹ Asaba. Hầu hết sinh viên của Việt Nam sang đây đã tá túc tại địa phương này và đã được ông Asaba và người dân địa phương đùm bọc.”
Đại sứ nhấn mạnh mặc dù Phong trào Đông Du không thành công, hầu hết các sinh viên Việt Nam đã phải trở về nước và ông Asaba đã qua đời sau khi cụ Phan Bội Châu trở về nước nhưng những tình cảm mà bác sỹ Asaba và người dân Fukuroi đã dành cho Việt Nam vẫn còn đọng mãi trong lòng người dân Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Phú Bình khẳng định: “Hơn 100 năm đã trôi qua, tình hình thế giới nói chung và tình hình Việt Nam cũng như Nhật Bản đã thay đổi. Hai nước đã trở thành các đối tác chiến lược của nhau. Quan hệ giữa hai nước chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay.”
Nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Phú Bình cũng bày tỏ lòng biết ơn người dân Fukuroi vì đã gìn giữ mộ của bác sỹ Asaba và tấm bia “báo ân” mà cụ Phan Bội Châu dựng trong khuôn viên chùa Jorin Umeyama vào năm 1918 để các thế hệ sau của cả hai nước biết đến. Ông cũng bày tỏ mong muốn “sự giao lưu giữa Thành phố Fukuroi và Thành phố Huế cũng như các địa phương khác của Việt Nam sẽ ngày càng được tăng cường.”
Về phần mình, Thị trưởng Thành phố Fukuroi Hideyuki Harada cho biết với việc tổ chức lễ kỷ niệm này, Thành phố Fukuroi mong muốn tăng cường quan hệ giao lưu với Việt Nam. Ngài thị trưởng cũng nhấn mạnh những điểm tương đồng về văn hóa giữa hai nước, đồng thời bày tỏ hy vọng quan hệ Nhật-Việt sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Trong khuôn khổ Hội nghị, các đại biểu đã nghe Giáo sư Shiraishi Masaya của Trường Đại học Waseda (thủ đô Tokyo) trình bày nghiên cứu về lịch sử của Phong trào Đông Du và những người đã hỗ trợ phong trào này trong giai đoạn đầu thế kỷ 20.
Nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Phú Bình cùng các cán bộ của đại sứ quán và một số cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản đã tới đặt hoa tại mộ của bác sỹ Asaba và bia “tri ân” do cụ Phan Bội Châu dựng với sự giúp đỡ của người dân thôn Higashiasaba để tưởng nhớ tấm lòng hào hiệp của vị bác sỹ này.
Phong trào Đông Du do Hội Duy Tân mà linh hồn là nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu khởi xướng từ những năm 1905-1909 nhằm tuyển chọn thanh niên Việt Nam sang du học ở Nhật Bản để sau đó trở về cứu nước.
Đến giữa năm 1908, số du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản học tập đã lên tới 200 người. Tuy nhiên, trước sức ép của thực dân Pháp, năm 1909, Chính phủ Nhật Bản đã ra lệnh trục xuất toàn bộ lưu học sinh Việt Nam cùng các lãnh tụ của phong trào.
Tại thời điểm khó khăn đó, bác sỹ Asaba đã hỗ trợ cho Phan Bội Châu và nhiều lưu học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, bác sỹ Asaba đã qua đời. Năm 1918, cụ Phan Bội Châu đã quay lại Nhật Bản và tới thăm thôn Higashiasaba. Và để cảm tạ tấm lòng hào hiệp của ông Asaba, cụ đã quyết định dựng tấm bia kỷ niệm tại ngôi chùa Jorin Umeyama./.
Thanh Tùng/Tokyo (Vietnam+)