Tối 29/4, tại sân bóng đá Gò Đậu, tỉnh Bình Dương đã tổ chức míttinh trọng thể kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng miền Nam (30/4 1975-30/4 2010).
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của Thủ Dầu Một-Bình Dương với nhiều chiến tích, địa danh đã đi vào lịch sử như "Đường 13 máu và nước mắt," Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Chiến Khu Đ, Tam Giác Sắt, Thuận An Hòa, Phước Thành...
Chủ tịch nước biểu dương thành tựu mà tỉnh đã đạt được trong những năm qua. Vượt qua muôn vàn khó khăn, xây dựng và phát triển, Bình Dương sớm trở thành tỉnh phát triển trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với tốc độ tăng trưởng cao; có nhiều khu công nghiệp giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Từ đổ nát, thuần nông, Bình Dương trở thành tỉnh phát triển nhanh lên có cơ cấu công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp.
Chủ tịch nước nhắc nhở, Bình Dương không được bằng lòng và thỏa mãn với thành tựu đã đạt được mà phải tiếp tục đẩy nhanh, làm nhiều hơn, cố gắng nhiều hơn nữa để xây dựng đất nước, tỉnh nhà ngày càng giàu mạnh. Phát huy truyền thống anh hùng, Bình Dương phải trở thành một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng đất nước.
Đọc diễn văn tại buổi lễ, ông Mai Thế Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã nêu bật truyền thống đấu tranh cách mạng của quân dân Bình Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và giành độc lập tự do trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam 30/4/1975 và năm 1976 được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang.
Quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương sau 35 năm nhất là trong hơn 13 năm tái lập, từ một tỉnh thuần nông Bình Dương đã bứt phá vươn lên thành tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp với tỉ lệ tương ứng cuối năm 2009 là 62,3%-32,4%-5,3%, là địa phương có tốc độ tăng trưởng GDP gấp 2 lần so với mức tăng trưởng bình quân của cả nước và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm.
Đặc biệt, tỉnh đã huy động mọi nguồn vốn tập trung phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ, hình thành nhiều khu đô thị và dân cư mới văn minh, hiện đại, là tiền đề để đảm bảo sự phát triển bền vững của tỉnh trong những năm tiếp theo.
Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập 28 khu công nghiệp tập trung và nhiều cụm công nghiệp thu hút gần 2.000 dự án đầu tư có vốn nước ngoài với tổng vốn trên 13 tỷ USD, hơn 9.000 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn trên 60.000 tỷ đồng./.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của Thủ Dầu Một-Bình Dương với nhiều chiến tích, địa danh đã đi vào lịch sử như "Đường 13 máu và nước mắt," Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Chiến Khu Đ, Tam Giác Sắt, Thuận An Hòa, Phước Thành...
Chủ tịch nước biểu dương thành tựu mà tỉnh đã đạt được trong những năm qua. Vượt qua muôn vàn khó khăn, xây dựng và phát triển, Bình Dương sớm trở thành tỉnh phát triển trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với tốc độ tăng trưởng cao; có nhiều khu công nghiệp giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Từ đổ nát, thuần nông, Bình Dương trở thành tỉnh phát triển nhanh lên có cơ cấu công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp.
Chủ tịch nước nhắc nhở, Bình Dương không được bằng lòng và thỏa mãn với thành tựu đã đạt được mà phải tiếp tục đẩy nhanh, làm nhiều hơn, cố gắng nhiều hơn nữa để xây dựng đất nước, tỉnh nhà ngày càng giàu mạnh. Phát huy truyền thống anh hùng, Bình Dương phải trở thành một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng đất nước.
Đọc diễn văn tại buổi lễ, ông Mai Thế Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã nêu bật truyền thống đấu tranh cách mạng của quân dân Bình Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và giành độc lập tự do trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam 30/4/1975 và năm 1976 được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang.
Quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương sau 35 năm nhất là trong hơn 13 năm tái lập, từ một tỉnh thuần nông Bình Dương đã bứt phá vươn lên thành tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp với tỉ lệ tương ứng cuối năm 2009 là 62,3%-32,4%-5,3%, là địa phương có tốc độ tăng trưởng GDP gấp 2 lần so với mức tăng trưởng bình quân của cả nước và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm.
Đặc biệt, tỉnh đã huy động mọi nguồn vốn tập trung phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ, hình thành nhiều khu đô thị và dân cư mới văn minh, hiện đại, là tiền đề để đảm bảo sự phát triển bền vững của tỉnh trong những năm tiếp theo.
Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập 28 khu công nghiệp tập trung và nhiều cụm công nghiệp thu hút gần 2.000 dự án đầu tư có vốn nước ngoài với tổng vốn trên 13 tỷ USD, hơn 9.000 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn trên 60.000 tỷ đồng./.
Quách Lắm (Vietnam+)