Bác sỹ Đỗ Văn Giang, Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết năm 2011, số bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc lá ngón là 20 ca thì từ đầu năm 2012 đến nay, bệnh viện cũng đã tiếp nhận trên dưới 20 bệnh nhân ngộ độc lá ngón, chủ yếu là người dân tộc Mông.
Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là một con số chính xác bởi thực tế tại các cơ sở y tế tuyến xã, huyện, tỷ lệ này còn cao hơn; ngoài ra, còn có rất nhiều trường hợp tử vong tại nhà chưa thể thống kê hết.
Đa số đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là người dân tộc Mông thường sử dụng lá ngón để kết thúc cuộc đời bởi những lý do buồn. Lý do đôi khi hết sức giản đơn như bố mẹ mắng, làm mất trâu, chồng không cho đi chợ, không vừa lòng với người khác… cũng khiến họ sẵn sàng từ bỏ cuộc sống.
Ngoài những ca ngộ độc dẫn đến tử vong ở người lớn, cũng có một số trường hợp ăn nhầm lá ngón mà chủ yếu là trẻ em. Tập quán lâu nay của đồng bào dân tộc thiểu số là họ để con em mình tự vui chơi, tự đi vào rừng hái rau, quả để ăn. Do các em chưa biết cách phân biệt lá ngón với một số loại rau rừng khác nên đã kéo theo nhiều hệ lụy đáng tiếc.
Em Sùng Mé Pá, dân tộc Mông tại bản Mỏ, xã biên giới Nậm Xe, huyện Phong Thổ là trường hợp may mắn khi đã được gia đình đưa đi cấp cứu kịp thời. Anh Sùng A Chô, bố em Pá cho biết, hôm ấy con tôi đi thả dê trên núi về, thấy mê man, tím tái cơ thể và lên co giật, có biểu hiện rất giống ngộ độc cây ngón. Cũng may là gia đình phát hiện sớm và đưa đi cứu chữa.
Độc tố trong cây lá ngón là rất mạnh và sẽ mạnh hơn gấp nhiều lần khi gặp muối, đặc biệt là phần rễ. Lượng độc trong rễ có thể giết chết hàng chục người cùng lúc và chỉ cần đôi ba chiếc lá của loài cây này cũng đủ lấy đi tính mạng của một người khỏe mạnh. Theo nhiều người dân địa phương thì không có cách nào để tận diệt được cây lá ngón bởi mỗi khi phát xong, chỉ trong thời gian vài ngày lại thấy chúng mọc, thậm chí còn phát triển mạnh và xanh tốt hơn.
Cây ngón là một trong bốn loại có độc tính cao nhất trong y học. Nạn nhân ăn phải sẽ có triệu chứng hôn mê, suy hô hấp cấp, co giật, hạ thân nhiệt, sùi bọt mép và tử vong sau chưa đầy 1 giờ đồng hồ. Nếu đã ngộ độc thì khả năng cứu sống là rất hiếm hoi. Hiện chưa có bài thuốc nào có thể trị được độc tính của cây này, trừ khi được đưa đi cấp cứu, xử lý kịp thời - bác sỹ Giang cho biết thêm.
Như vậy, diệt trừ thủ công loài cây có độc tố mạnh này là không hiệu quả mà biện pháp tốt nhất là từ chính ý thức của người dân. Thông qua các hoạt động giáo dục y tế thôn bản, khám chữa bệnh lưu động ở các địa phương, các ngành chức năng có thể kết hợp thêm việc tuyên truyền cách nhận biết cây lá ngón. Ngoài ra, các ban, ngành liên quan cũng cần xây dựng những việc làm cụ thể giúp bà con vùng cao, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, xóa bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan./.
Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là một con số chính xác bởi thực tế tại các cơ sở y tế tuyến xã, huyện, tỷ lệ này còn cao hơn; ngoài ra, còn có rất nhiều trường hợp tử vong tại nhà chưa thể thống kê hết.
Đa số đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là người dân tộc Mông thường sử dụng lá ngón để kết thúc cuộc đời bởi những lý do buồn. Lý do đôi khi hết sức giản đơn như bố mẹ mắng, làm mất trâu, chồng không cho đi chợ, không vừa lòng với người khác… cũng khiến họ sẵn sàng từ bỏ cuộc sống.
Ngoài những ca ngộ độc dẫn đến tử vong ở người lớn, cũng có một số trường hợp ăn nhầm lá ngón mà chủ yếu là trẻ em. Tập quán lâu nay của đồng bào dân tộc thiểu số là họ để con em mình tự vui chơi, tự đi vào rừng hái rau, quả để ăn. Do các em chưa biết cách phân biệt lá ngón với một số loại rau rừng khác nên đã kéo theo nhiều hệ lụy đáng tiếc.
Em Sùng Mé Pá, dân tộc Mông tại bản Mỏ, xã biên giới Nậm Xe, huyện Phong Thổ là trường hợp may mắn khi đã được gia đình đưa đi cấp cứu kịp thời. Anh Sùng A Chô, bố em Pá cho biết, hôm ấy con tôi đi thả dê trên núi về, thấy mê man, tím tái cơ thể và lên co giật, có biểu hiện rất giống ngộ độc cây ngón. Cũng may là gia đình phát hiện sớm và đưa đi cứu chữa.
Độc tố trong cây lá ngón là rất mạnh và sẽ mạnh hơn gấp nhiều lần khi gặp muối, đặc biệt là phần rễ. Lượng độc trong rễ có thể giết chết hàng chục người cùng lúc và chỉ cần đôi ba chiếc lá của loài cây này cũng đủ lấy đi tính mạng của một người khỏe mạnh. Theo nhiều người dân địa phương thì không có cách nào để tận diệt được cây lá ngón bởi mỗi khi phát xong, chỉ trong thời gian vài ngày lại thấy chúng mọc, thậm chí còn phát triển mạnh và xanh tốt hơn.
Cây ngón là một trong bốn loại có độc tính cao nhất trong y học. Nạn nhân ăn phải sẽ có triệu chứng hôn mê, suy hô hấp cấp, co giật, hạ thân nhiệt, sùi bọt mép và tử vong sau chưa đầy 1 giờ đồng hồ. Nếu đã ngộ độc thì khả năng cứu sống là rất hiếm hoi. Hiện chưa có bài thuốc nào có thể trị được độc tính của cây này, trừ khi được đưa đi cấp cứu, xử lý kịp thời - bác sỹ Giang cho biết thêm.
Như vậy, diệt trừ thủ công loài cây có độc tố mạnh này là không hiệu quả mà biện pháp tốt nhất là từ chính ý thức của người dân. Thông qua các hoạt động giáo dục y tế thôn bản, khám chữa bệnh lưu động ở các địa phương, các ngành chức năng có thể kết hợp thêm việc tuyên truyền cách nhận biết cây lá ngón. Ngoài ra, các ban, ngành liên quan cũng cần xây dựng những việc làm cụ thể giúp bà con vùng cao, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, xóa bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan./.
Quang Duy (TTXVN)