Thống kê chính thức của Mỹ cho thấy lạm phát ở nước này đã tăng trở lại trong tháng 7/2011 và là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2011.
Điều này khiến người tiêu dùng trong nước càng thêm túng quẫn trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đang tiến sát tới "miệng vực" suy thoái, nhất là khi những số liệu gần đây nhất đều chỉ ra sự yếu kém hơn dự kiến của các lĩnh vực việc làm, chế tạo và nhà đất tại Mỹ.
Tháng 7/2011, trong bối cảnh các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu lao dốc mạnh vì nỗi lo suy thoái kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI - thước đo lạm phát) tại Mỹ đã tăng 0,5%, so với mức sụt giảm 0,2% tháng trước đó.
Sau tháng 6/2011 đi xuống, chỉ số xăng cũng bật tăng mạnh trở lại với 4,7%, đóng góp khoảng một nửa trong mức tăng CPI của nền kinh tế Mỹ, trong khi giá lương thực cũng tăng 0,4%, cao gấp đôi tháng 6.
Bộ Lao động Mỹ vừa cho hay giá xăng bứt lên mạnh cùng với giá thực phẩm tiếp tục tăng đã khiến lạm phát tại Mỹ bị đẩy lên trong tháng trước. Nhà kinh tế Joel Naroff thuộc hãng tư vấn kinh tế Naroff nhận định một lần nữa, người tiêu dùng Mỹ lại phải đối mặt với tình trạng hàng hóa bán lẻ tăng giá, trong khi lương không tăng, buộc họ phải cắt giảm chi tiêu.
Nhiều nhà kinh tế thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự báo giá thực phẩm và năng lượng trong nước sẽ còn tăng, khiến người tiêu dùng thêm chật vật để có thể thanh toán những chi phí tối thiểu trong cuộc sống.
Theo số liệu của Bộ trên, người Mỹ đang vất vả đối phó tình trạng tăng giá hàng loạt đối với thực phẩm, xăng, quần áo và chi phí chăm sóc sức khỏe, trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao 9,1%.
Trong thư gửi khách hãng, các chuyên gia phân tích thuộc First Trust nói rằng những thông tin trên hoàn toàn không được chờ đợi khi các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang cố gắng điều chỉnh gói QE3 (đợt nới lỏng định lượng lần thứ ba).
Ngày 9/8 vừa qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã cam kết giữ nguyên lãi suất ở gần mức 0% trong hai năm nữa, nhằm chống lại những rủi ro ngày càng gia tăng đối với nền kinh tế quốc dân đang trì trệ./.
Điều này khiến người tiêu dùng trong nước càng thêm túng quẫn trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đang tiến sát tới "miệng vực" suy thoái, nhất là khi những số liệu gần đây nhất đều chỉ ra sự yếu kém hơn dự kiến của các lĩnh vực việc làm, chế tạo và nhà đất tại Mỹ.
Tháng 7/2011, trong bối cảnh các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu lao dốc mạnh vì nỗi lo suy thoái kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI - thước đo lạm phát) tại Mỹ đã tăng 0,5%, so với mức sụt giảm 0,2% tháng trước đó.
Sau tháng 6/2011 đi xuống, chỉ số xăng cũng bật tăng mạnh trở lại với 4,7%, đóng góp khoảng một nửa trong mức tăng CPI của nền kinh tế Mỹ, trong khi giá lương thực cũng tăng 0,4%, cao gấp đôi tháng 6.
Bộ Lao động Mỹ vừa cho hay giá xăng bứt lên mạnh cùng với giá thực phẩm tiếp tục tăng đã khiến lạm phát tại Mỹ bị đẩy lên trong tháng trước. Nhà kinh tế Joel Naroff thuộc hãng tư vấn kinh tế Naroff nhận định một lần nữa, người tiêu dùng Mỹ lại phải đối mặt với tình trạng hàng hóa bán lẻ tăng giá, trong khi lương không tăng, buộc họ phải cắt giảm chi tiêu.
Nhiều nhà kinh tế thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự báo giá thực phẩm và năng lượng trong nước sẽ còn tăng, khiến người tiêu dùng thêm chật vật để có thể thanh toán những chi phí tối thiểu trong cuộc sống.
Theo số liệu của Bộ trên, người Mỹ đang vất vả đối phó tình trạng tăng giá hàng loạt đối với thực phẩm, xăng, quần áo và chi phí chăm sóc sức khỏe, trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao 9,1%.
Trong thư gửi khách hãng, các chuyên gia phân tích thuộc First Trust nói rằng những thông tin trên hoàn toàn không được chờ đợi khi các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang cố gắng điều chỉnh gói QE3 (đợt nới lỏng định lượng lần thứ ba).
Ngày 9/8 vừa qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã cam kết giữ nguyên lãi suất ở gần mức 0% trong hai năm nữa, nhằm chống lại những rủi ro ngày càng gia tăng đối với nền kinh tế quốc dân đang trì trệ./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)