Tiếp tục thảo luận về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010; dự kiến năm 2011, chiều 2/10, các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội bàn về một số hạn chế, bất cập trong việc thực hiện kế hoạch và cần có những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân của việc chưa hoàn thành một số chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, thời gian qua, bên cạnh những chỉ tiêu đã hoàn thành, kinh tế vĩ mô của đất nước vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp. Công tác điều hành chính sách, quản lý thị trường, giá cả; điều hòa sản xuất, lưu thông, phân phối trong một số ngành, lĩnh vực chưa tốt. Một số vấn đề về xã hội bức xúc và môi trường chậm được giải quyết.
Trên thực tế, không chỉ riêng năm 2010 mà cả trong 5 năm 2006-2010, hầu hết các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm đều không đạt kế hoạch. Vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí do bụi, rác thải, khí thải, nước thải từ các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt... ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe của người dân và cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng nông sản.
Một số ý kiến lo lắng về tình trạng bạo lực xã hội diễn biến ngày càng phức tạp, bạo lực không chỉ diễn ra ở ngoài đường phố mà ngay cả trong gia đình và trường học; nạn buôn bán, sử dụng ma túy, mại dâm, cờ bạc, lâm tặc ngang nhiên thách thức; chống người thi hành công vụ, tội phạm hình sự nghiêm trọng diễn ra với chiều hướng ngày càng tăng, phạm tội trong lứa tuổi thanh, thiếu niên với tính chất nghiêm trọng hơn gây tâm lý lo lắng trong nhân dân.
Tình trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị vẫn rất trầm trọng. An toàn vệ sinh thực phẩm chưa có cải thiện đáng kể, xuất hiện nhiều thực phẩm, thuốc kích thích sử dụng trong nuôi trồng thực phẩm không rõ nguồn gốc, gây độc hại, nhưng quyền lợi người tiêu dùng chưa được bảo vệ. Tình trạng lợi dụng độc quyền hoặc thị phần lớn để đẩy giá lên hưởng lợi bất chính, gian lận thương mại ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng chưa được xử lý có hiệu quả.
Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ông Trần Thế Vượng băn khoăn vấn đề khiếu nại tố cáo nhất là trong lĩnh vực đất đai thời gian qua diễn ra khá thường xuyên, làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các dự án; tác động không tốt đến tiến trình phát triển kinh tế xã hội.
Ông Vượng đề nghị, trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, cần thể hiện rõ hơn quyết tâm phòng chống tội phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo, nhất là tội phạm tham nhũng của Chính phủ.
Chỉ rõ một số lĩnh vực chưa hoàn thành chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, ông Đào Trọng Thi cho rằng cần làm rõ nguyên nhân của việc này, nhất là đối với các chỉ tiêu về môi trường, an sinh xã hội.
Ông Thi cũng nêu vấn đề cần xem xét đến việc xây dựng các chỉ tiêu trong kế hoạch, để đảm bảo tính khả thi, hợp lý trong thực tiễn. Việc xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu cũng không nên dàn trải, tập trung vào các lĩnh vực đáp ứng yêu cầu kinh tế-xã hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thì lo ngại, mặc dù hầu hết các chỉ tiêu kinh tế, ngân sách đạt và vượt kế hoạch đề ra nhưngkhoảng cách giàu nghèo trong xã hội theo đó cũng gia tăng. Kinh tế tăng trưởng nhưng trên thực tế đời sống của nhân dân có được cải thiện hay không là những vấn đề rất đáng quan tâm, giải quyết trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn khẳng định.
Cũng trong chiều 2/10, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với ngành thuế và ngành hải quan giai đoạn 2011-2015.
Các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đồng ý với quan điểm của Chính phủ cho rằng việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách là công tác có ý nghĩa rất lớn, và là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành thuế, Hải quan, nhằm tạo nguồn lực tài chính, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống người dân.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng thống nhất cần tạo điều kiện cho ngành thuế, Hải quan hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện thắng lợi Chiến lược cải cách hệ thống thuế, hải quan đến năm 2010.
Việc cải cách tiền lương, cải cách cơ chế quản lý tài chính và biên chế cho hai ngành cũng nhằm đảm bảo nguồn kinh phí đáp ứng nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước và các mục tiêu cụ thể của ngành thuế, ngành hải quan giai đoạn 2011-2015./.
Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân của việc chưa hoàn thành một số chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, thời gian qua, bên cạnh những chỉ tiêu đã hoàn thành, kinh tế vĩ mô của đất nước vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp. Công tác điều hành chính sách, quản lý thị trường, giá cả; điều hòa sản xuất, lưu thông, phân phối trong một số ngành, lĩnh vực chưa tốt. Một số vấn đề về xã hội bức xúc và môi trường chậm được giải quyết.
Trên thực tế, không chỉ riêng năm 2010 mà cả trong 5 năm 2006-2010, hầu hết các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm đều không đạt kế hoạch. Vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí do bụi, rác thải, khí thải, nước thải từ các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt... ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe của người dân và cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng nông sản.
Một số ý kiến lo lắng về tình trạng bạo lực xã hội diễn biến ngày càng phức tạp, bạo lực không chỉ diễn ra ở ngoài đường phố mà ngay cả trong gia đình và trường học; nạn buôn bán, sử dụng ma túy, mại dâm, cờ bạc, lâm tặc ngang nhiên thách thức; chống người thi hành công vụ, tội phạm hình sự nghiêm trọng diễn ra với chiều hướng ngày càng tăng, phạm tội trong lứa tuổi thanh, thiếu niên với tính chất nghiêm trọng hơn gây tâm lý lo lắng trong nhân dân.
Tình trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị vẫn rất trầm trọng. An toàn vệ sinh thực phẩm chưa có cải thiện đáng kể, xuất hiện nhiều thực phẩm, thuốc kích thích sử dụng trong nuôi trồng thực phẩm không rõ nguồn gốc, gây độc hại, nhưng quyền lợi người tiêu dùng chưa được bảo vệ. Tình trạng lợi dụng độc quyền hoặc thị phần lớn để đẩy giá lên hưởng lợi bất chính, gian lận thương mại ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng chưa được xử lý có hiệu quả.
Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ông Trần Thế Vượng băn khoăn vấn đề khiếu nại tố cáo nhất là trong lĩnh vực đất đai thời gian qua diễn ra khá thường xuyên, làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các dự án; tác động không tốt đến tiến trình phát triển kinh tế xã hội.
Ông Vượng đề nghị, trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, cần thể hiện rõ hơn quyết tâm phòng chống tội phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo, nhất là tội phạm tham nhũng của Chính phủ.
Chỉ rõ một số lĩnh vực chưa hoàn thành chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, ông Đào Trọng Thi cho rằng cần làm rõ nguyên nhân của việc này, nhất là đối với các chỉ tiêu về môi trường, an sinh xã hội.
Ông Thi cũng nêu vấn đề cần xem xét đến việc xây dựng các chỉ tiêu trong kế hoạch, để đảm bảo tính khả thi, hợp lý trong thực tiễn. Việc xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu cũng không nên dàn trải, tập trung vào các lĩnh vực đáp ứng yêu cầu kinh tế-xã hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thì lo ngại, mặc dù hầu hết các chỉ tiêu kinh tế, ngân sách đạt và vượt kế hoạch đề ra nhưngkhoảng cách giàu nghèo trong xã hội theo đó cũng gia tăng. Kinh tế tăng trưởng nhưng trên thực tế đời sống của nhân dân có được cải thiện hay không là những vấn đề rất đáng quan tâm, giải quyết trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn khẳng định.
Cũng trong chiều 2/10, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với ngành thuế và ngành hải quan giai đoạn 2011-2015.
Các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đồng ý với quan điểm của Chính phủ cho rằng việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách là công tác có ý nghĩa rất lớn, và là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành thuế, Hải quan, nhằm tạo nguồn lực tài chính, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống người dân.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng thống nhất cần tạo điều kiện cho ngành thuế, Hải quan hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện thắng lợi Chiến lược cải cách hệ thống thuế, hải quan đến năm 2010.
Việc cải cách tiền lương, cải cách cơ chế quản lý tài chính và biên chế cho hai ngành cũng nhằm đảm bảo nguồn kinh phí đáp ứng nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước và các mục tiêu cụ thể của ngành thuế, ngành hải quan giai đoạn 2011-2015./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)