Làm rõ vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong thu hút FDI thế hệ mới

Trong bối cảnh thu hút dòng vốn FDI thế hệ mới, Kiểm toán Nhà nước tập trung làm rõ vai trò, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng kiểm toán nhằm phòng ngừa, hạn chế những mặt trái từ đầu tư FDI.
Làm rõ vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong thu hút FDI thế hệ mới ảnh 1Hội thảo “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư FDI và vai trò của Kiểm toán nhà nước” ngày 9/6. (Ảnh: PV/Vietnam+)

“Qua hoạt động kiểm toán hàng năm, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) trên một số lĩnh vực như môi trường, đất đai, chuyển giá và từ đó có kiến nghị đến các cơ quan quản lý nhằm khắc phục những sai sót, yếu kém, sửa đổi, bổ sung các quy định để ngăn chặn các ‘lỗ hổng’ về cơ chế, chính sách,” giáo sư, tiến sỹ Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước chia sẻ tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư FDI và vai trò của Kiểm toán nhà nước” ngày 9/6.

Ghi nhận sự đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp FDI đã góp phần rất lớn tới phát triển kinh tế của Việt Nam, giáo sư Tiên cho rằng các dự án FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.

Cụ thể, từ khi thực hiện Luậ̣t Đầu tư nước ngoài (năm 1987) đến nay, Việt Nam đã thu hút hơn 30.000 dự án đến từ 130 nước và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký đạt 362 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 211 tỷ USD. Các dự án FDI đóng góp vào tăng trưởng GDP và thu ngân sách Nhà nước đồng thời góp phần gia tăng tỷ trọng xuất khẩu. Tác động lan tỏa tới khối doanh nghiệp nội địa, như tạo sức ép, buộc các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, gia tăng tìm hiểu thị trường xuất khẩu, tăng cường liên kết thương mại.

Bên cạnh đó, FDI cũng góp làm tăng năng suất lao động với các quy trình sản xuất công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại. Ngoài ra, các dự án FDI còn mang lại nhiều yếu tố tích cực khác, như giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạng lưới sản xuất, các chuỗi cung ứng toàn cầu.

50% các doanh nghiệp FDI báo lỗ

Song bên cạnh những mặt tích cực, dòng vốn FDI vẫn tồn tại những tiêu cực đồng thời gây ảnh hưởng đáng kể đến nhiều lĩnh vực.

Theo giáo sư Đoàn Xuân Tiên, hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai báo lỗ là khá phổ biến và chiếm khoảng 50%, một trong các nguyên nhân phải kể đến là hành vi “chuyển giá.”

“Điều bất hợp lý ở đây là mặc dù lỗ liên tục và lỗ lớn nhưng các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh (điển hình như các trường hợp của Cocacola hay Pepsi). Và, điều đáng nói trong khi doanh nghiệp FDI báo lỗ thì hầu hết các doanh nghiệp trong nước cùng ngành nghề đều ghi nhận có lãi, nhất là trong lĩnh vực may mặc, giày da,” ông Tiên nói.

Theo báo cáo từ Kiểm toán Nhà nước, hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đã gây thất thu cho ngân sách hàng chục ngàn tỷ đồng trong nhiều năm qua. Trên thực tế, quy mô các khoản thu ngân sách của các doanh nghiệp FDI đã chiếm tới khoảng 20% GDP, khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm trên 40% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu, gần 50% tổng kim ngạch nhậ̣p khẩu, chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách Nhà nước.

Giáo sư, tiến sỹ Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Phát biểu:

Vai trò của Kiểm toán Nhà nước còn hạn chế

Qua hoạt động kiểm toán hàng năm, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và đưa ra các kiến nghị các cơ quan quản lý khắc phục những sai sót, sửa đổi, bổ sung các quy định, chính sách.

Bên cạnh đó, ông Đoàn Xuân Tiên cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt hạn chế của Kiểm toán Nhà nước đối với việc kiểm toán các chính sách và việc thực thi các chính sách thu hút vốn đầu tư FDI trong thời gian qua.

Cụ thể, cơ sở pháp lý để Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán việc ban hành chính sách và đánh giá việc thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư FDI còn chưa rõ ràng, chưa theo đúng tinh thần của Hiến pháp và quy định của Luậ̣t Kiểm toán Nhà nước.

Trên thực tế, kiểm toán viên của Kiểm toán Nhà nước mới thực hiện kiểm toán một số mắt xích rất nhỏ trong các hoạt động của khối FDI mà chưa có các chuyên đề kiểm toán riêng cho loại hình đặc biệt. Thêm vào đó, công tác phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước còn nhiều trở ngại, do cơ sở pháp lý còn chưa rõ ràng.

Trong nền kinh tế, các chính sách và biện pháp thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư FDI rất phức tạp đồng thời các dự án FDI thường có quy mô lớn và ngày càng có xu hướng phát triển theo hướng công nghệ cao, phức tạp điều này hỏi kiểm toán viên phải cập nhậ̣t kiến thức để am hiểu được các lĩnh vực mới.

Do đó, ông Tiên cho biết Kiểm toán Nhà nước tổ chức hội thảo là nhằ̀m tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán trong việc thu hút vốn đầu tư FDI lành mạnh, làm trong sạch môi trường đầu tư, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đồng thời tăng kim ngạch xuất khẩu, bảo vệ môi trường để góp phần vào thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

“Mục đích của hội thảo nhằ̀m phân tích, đánh giá, trao đổi quan điểm và làm rõ vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong lĩnh vực này nhằ̀m góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương, lành mạnh nền tài chính quốc gia,” ông Tiên nhấn mạnh./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục