Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trả lời phỏng vấn báochí về mục đích, kết quả và ý nghĩa của chuyến thăm.
- Xin Bộ trưởng cho biết mục đích của chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nướcTrương Tấn Sang?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủtịch nước Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam đã thăm cấpNhà nước tới Trung Quốc từ ngày 19-21/6/2013.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng hữu nghị, nhân dân hai nước cótruyền thống giao lưu hữu nghị lâu đời, văn hóa có nhiều nét tương đồng. Trongthời gian qua, với sự nỗ lực của cả hai bên, quan hệ đối tác hợp tác chiến lượctoàn diện Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục được duy trì và có bước phát triển mới,Lãnh đạo cấp cao hai bên duy trì trao đổi tiếp xúc thường xuyên; hợp tác cùng cólợi tiếp tục có những tiến triển thực chất, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế,thương mại, đầu tư, du lịch, văn hoá, thể thao, giáo dục đào tạo…; cơ chế hợptác giữa hai bên không ngừng hoàn thiện, hợp tác, giao lưu giữa các Bộ, ngành,địa phương, đoàn thể quần chúng tiếp tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiềusâu.
Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên trên cương vị Chủ tịch nước của Chủ tịchTrương Tấn Sang và là chuyến thăm đầu tiên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tớiTrung Quốc sau khi Trung Quốc có Ban lãnh đạo mới. Mục đích chính của chuyếnthăm nhằm khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam củng cố và pháttriển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc và nhằm tăngcường tin cậy chính trị, duy trì trao đổi tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạocấp cao hai nước.
Chuyến thăm cũng là dịp để Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và TrungQuốc thống nhất nhận thức chung về định hướng phát triển của quan hệ hai nước,thảo luận các biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàndiện đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất. Đây cũng là dịp Lãnh đạo hai nướctrao đổi thẳng thắn về những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ hai nước, trong đócó vấn đề trên biển.
[Tuyên bố chung hai nước Việt Nam và Trung Quốc]
- Xin Bộ trưởng cho biết các hoạt động và kết quả nổi bật của chuyến thăm?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Trong thời gian ngắn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao tađã có nhiều hoạt động với nội dung phong phú, đa dạng trong khuôn khổ chuyếnthăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tại Bắc Kinh, Chủ tịchnước Trương Tấn Sang đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc TậpCận Bình; hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủyban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang. Chủ tịchnước Trương Tấn Sang đã gặp gỡ, nói chuyện với đại diện cố vấn, chuyên gia TrungQuốc giúp đỡ Việt Nam trong kháng chiến hoặc từng công tác tại Việt Nam cũng nhưđại diện thế hệ trẻ Trung Quốc; thăm và nói chuyện với cán bộ nhân viên Đại sứquán Việt Nam tại Trung Quốc và cộng đồng người Việt tại Bắc Kinh; tham quanTrung tâm quy hoạch đô thị Thủ đô Bắc Kinh....
Ngoài Bắc Kinh, Chủ tịch nước đãthăm tỉnh Quảng Đông, tiếp Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa, thăm Trụ sởViệt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội và viếng mộ Liệt sỹ Phạm HồngThái....
Kết quả quan trọng nhất của chuyến thăm là việc Chủ tịch nước và các nhà Lãnhđạo cấp cao Trung Quốc đã trao đổi và đạt nhất trí cao về tầm quan trọng củaviệc củng cố và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diệnViệt Nam-Trung Quốc.
Hai bên đã cùng nhìn lại quá trình phát triển quan hệViệt-Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quýbáu của nhân dân hai nước; khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quantrọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệhữu nghị Việt-Trung.
Hai bên đã trao đổi những phương hướng lớn nhằm tăngcường sự tin cậy chính trị, làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác cùng có lợi trêncác lĩnh vực, xử lý thỏa đáng bất đồng, nhất là trong vấn đề trên biển. Các cuộctiếp xúc rộng rãi của Chủ tịch nước với nhiều thành phần nhân dân Trung Quốc ởcác địa phương đã diễn ra trong không khí thân tình, hữu nghị, tăng cường sựhiểu biết và tin cậy.
Hai là, nhân dịp chuyến thăm, hai bên đã ký kết nhiều văn bản hợp tác quantrọng. Hai bên đã ra Tuyên bố chung, ký kết 10 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnhvực, trong đó có những văn kiện vừa định hướng cho tương lai quan hệ hai nước,vừa đề ra các bước phát triển hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực để thúc đẩy mốiquan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện đi vào chiều sâu hơn nữa như Chươngtrình hành động triển khai quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc. Có những văn kiện sẽ góp phần củng cố khu vực biên giới chung hòabình, ổn định, hợp tác và phát triển như Thỏa thuận hợp tác biên phòng (sửa đổi)và Điều lệ Công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu.
Hai bên cũng đã đạtnhiều thỏa thuận cụ thể về việc triển khai hợp tác văn hóa, du lịch giao lưunhân dân, góp phần tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân hainước. Có thể nói, các thỏa thuận này vừa thể hiện quyết tâm và thiện chí của haibên trong việc tăng cường tin cậy, mở rộng hợp tác, vừa đáp ứng nhu cầu hợp tácngày càng rộng mở trong quá trình phát triển của quan hệ hai nước, góp phần làmsâu sắc hơn nữa nội hàm của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện ViệtNam-Trung Quốc.
Ba là, hai bên đã trao đổi biện pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác cùng có lợi tronglĩnh vực kinh tế thương mại. Hai bên đã nhất trí đề ra các biện pháp hữu hiệu,quyết liệt nhằm giảm dần nhập siêu của Việt Nam, tiến tới cân bằng thương mại.Hai bên phấn đấu thực hiện trước thời hạn đưa kim ngạch thương mại song phươnglên 60 tỷ đôla Mỹ vào năm 2015.
[Nguyên thủ Việt Nam-Trung Quốc hội đàm cấp cao]
Việc hai bên ký Thỏa thuận về hợp tác tronglĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu, một mặt cũng sẽgóp phần tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, nhất là nông-thủysản sang thị trường Trung Quốc, mặt khác góp phần lành mạnh hóa việc nhập khẩucác mặt hàng gia cầm, gia súc từ Trung Quốc vào Việt Nam, ngăn chặn, kiểm soáthiệu quả nguy cơ lây lan bệnh dịch từ gia súc gia cầm nhập khẩu. Hai bên cũngnhất trí sẽ thúc đẩy triển khai các dự án đầu tư lớn, góp phần thúc đẩy tăng đầutư của Trung Quốc vào Việt Nam,
Bốn là, với nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc kế thừa và phát huytình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước, hai bên cũng đã nhất trínhiều biện pháp thúc đẩy giao lưu nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, tăng cường sựhiểu biết, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Nhân dịp chuyến thăm, hai nướcđã ký Bản Ghi nhớ về việc xây dựng Trung tâm văn hóa của nước này tại nước kia đồng thời, hai bên cũng nhất trí tổ chức Liên hoan Thanh niên Việt-Trung lầnthứ 2, Diễn đàn nhân dân Việt-Trung vào nửa cuối năm nay tại Trung Quốc.
- Những vấn đề mà dư luận trong và ngoài nước quan tâm như tranh chấp trênbiển, vấn đề nghề cá được hai bên đề cập và trao đổi như thế nào, thưa Bộtrưởng?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Trong các cuộc gặp và hội đàm với Lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch nước Trương TấnSang đều nhấn mạnh, việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông phù hợp với lợiích căn bản của hai nước và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi chohòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực. Việt Nam sẵn sàng cùng TrungQuốc trao đổi, giải quyết thỏa đáng tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình,không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế,trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, và tinh thần củaTuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), phù hợp với quan hệ hữu nghịgiữa hai nước và nhân dân hai nước.
Qua trao đổi thẳng thắn, hai bên nhất trí, Lãnh đạo hai Đảng, hai nước cần duytrì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề này; kiên trì thông qua đàmphán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấpnhận được, đồng thời phối hợp quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển, xử lýthỏa đáng các vấn đề nảy sinh.
Hai bên khẳng định sẽ nghiêm túc thực hiện Thỏathuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc. Đây là văn bản hết sức quan trọng được 2 nước ký tháng 10 năm 2011với nội dung đề cập một cách toàn diện những nguyên tắc cơ bản trong việc giảiquyết tranh chấp trên biển như tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét cácyếu tố liên quan khác; căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởiLuật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; thựchiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Căn cứ theo nội dung Thỏa thuận này, hai bên nhất trí gia tăng cường độ đàm pháncủa Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác chuyênviên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt-Trung. Hai bênđã đặt ra một số mục tiêu thực hiện ngay trong năm nay như khởi động khảo sátchung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ để phục vụ nhiệm vụ phân định và hợptác cùng phát triển tại vùng biển này, thực hiện một đến hai dự án hợp tác trongsố ba dự án đã thỏa thuận trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, bao gồm Dự án về phốihợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, Dự án hợp tác nghiêncứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ và Dự án nghiên cứu sosánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sôngTrường Giang.
Đối với vùng biển đã phân định trong Vịnh Bắc Bộ, hai bên nhất trí sẽ tiếp tụctriển khai các hoạt động tuần tra chung định kỳ giữa hải quân hai nước, đồngthời trao đổi triển khai các hoạt động hợp tác thăm dò dầu khí.
Nhân dịp chuyếnthăm của Chủ tịch nước, trên cơ sở kết quả hợp tác thăm dò dầu khí giữa hai bêntrong Vịnh Bắc Bộ, hai bên đã ký “Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn dầukhí quốc gia Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốcliên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trongVịnh Bắc Bộ" nhằm tiếp tục thúc đẩy hoạt động thăm dò chung đối với cấu tạo dầukhí vắt ngang đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ.
Vấn đề nghề cá cũng là một nội dung được hai bên quan tâm và trao đổi sâu. Chủtịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, đây là vấn đề liên quan đến đời sống rấtnhiều ngư dân, đề nghị có biện pháp xử lý thỏa đáng, bảo đảm quyền lợi chínhđáng, an toàn cho ngư dân. Qua trao đổi, hai bên thống nhất nhận thức về tínhcần thiết của việc phối hợp xử lý thỏa đáng vấn đề nghề cá, triển khai các biệnpháp hiệu quả để hỗ trợ thiết thực các hoạt động nghề cá, đối xử nhân đạo vớingư dân phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước cũng như với luật pháp vàthông lệ quốc tế.
Một trong những kết quả cụ thể là việc hai bên đã ký Thỏathuận về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc đột xuất liên quan đếnhoạt động nghề cá trên biển. Cùng với đường dây nóng giữa hai Bộ Ngoại giao vàđường dây điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng, đây là những biện pháp cụthể để cơ quan chức năng hai bên liên hệ, trao đổi để phối hợp xử lý khi có vấnđề nảy sinh. Hai bên cũng có thể sử dụng cơ chế đường dây nóng này để phối hợphỗ trợ, cứu hộ cho các hoạt động nghề cá khi cần thiết, phục vụ cho các hoạtđộng nghề cá, đảm bảo an toàn cho ngư dân.
Có thể nói, vấn đề trên biển đã được hai bên trao đổi ý kiến trên tinh thầnthẳng thắn, cố gắng xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển, không để những bất đồngnày cản trở các mặt hợp tác giữa hai nước cũng như ảnh hưởng đến tình cảm hữunghị của nhân dân hai nước.
- Xin Bộ trưởng đánh giá về ý nghĩa của chuyến thăm trong bối cảnh hiện nay?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh:Đại hội XI của Đảng ta khẳng định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,đa dạng hóa, đa phương hóa và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đại hộicũng đề ra mục tiêu và chiến lược phát triển của đất nước đến năm 2020. Tronghơn 2 năm qua, chúng ta đã tích cực triển khai đường lối đối ngoại đó, đưa quanhệ của Việt Nam với các đối tác quan trọng đi vào chiều sâu, phục vụ hiệu quả sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cũng trong thời gian qua, tình hình quốc tế, khu vực có những diễn biến hết sứcnhanh chóng và phức tạp. Cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau và đang tác độngsâu sắc, nhiều chiều tới công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong bốicảnh đó, chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Trương Tấn Sang có ý nghĩa hết sứcquan trọng trong việc tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước ta, khẳng định chủ trương tăngcường quan hệ hữu nghị, bình đẳng cùng có lợi với các nước láng giềng, khu vực,các đối tác lớn trên thế giới, khẳng định mong muốn của Việt Nam góp phần vàohòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.
Chuyến thăm đã thực sự là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trongquan hệ hai nước, định hướng cho tương lai hợp tác hữu nghị và rộng mở giữa ViệtNam và Trung Quốc, phù hợp với lợi ích chung của nhân dân hai nước và góp phầnvào hòa bình, ổn định và phát triển của cả khu vực. Điều quan trọng là việctriển khai tích cực và hiệu quả các thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm này.Trên thực tế, ngay trong khuôn khổ chuyến thăm, các Bộ, ngành (như Ngoại giao,Công an, Công Thương, Nông nghiệp, Giao thông Vận tải, Văn hóa...) đã có cáccuộc gặp riêng với đối tác Trung Quốc để thảo luận cụ thể về các bước triển khaitiếp theo./.