Nhắc đến HIV/AIDS là người ta nghĩ ngay đến những hình ảnh thương tâm hoặc kinh hoàng về căn bệnh thế kỷ này.
Thế nhưng vượt lên cảm giác đó, để hiểu biết, cảm thông, chia sẻ và chung tay giúp những người có HIV, một triển lãm đặc biệt về HIV/AIDS sẽ được tổ chức vào cuối năm nay, nhân dịp 20 năm ngày phát hiện những trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam (1990-2010).
Cuộc trưng bày về HIV/AIDS tại Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Y tế Cộng đồng (CCRD) và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Columbia (Mỹ) tổ chức.
Triển lãm dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối năm 2010, nhưng ngay từ lúc này cộng đồng có thể chung tay góp phần vào cuộc trưng bày ý nghĩa này.
Dựa theo phương pháp của các bảo tàng nghệ thuật sử dụng nhiều phương tiện thể hiện như tranh, điêu khắc, ảnh, phương tiện kỹ thuật số và biểu diễn nghệ thuật, cuộc triển lãm sẽ cho thấy dịch HIV tại Việt Nam tác động như thế nào đối với những người sống chung với HIV, với gia đình và những người chăm sóc họ.
Triển lãm cũng chỉ ra HIV đã thay đổi cuộc sống xã hội của Việt Nam như thế nào trong 20 năm qua.
Cuộc trưng bày sẽ xây dựng nội dung HIV/AIDS dưới hình thức một câu chuyện kể thông qua các hình ảnh, tư liệu, hiện vật làm sống lại những trải nghiệm của người có HIV.
Trong câu chuyện ấy tái hiện về các thách thức, khó khăn của những người làm công tác hoạch định chính sách, truyền thông, chăm sóc điều trị trong lĩnh vực HIV/AIDS 20 năm qua và những ý kiến, cảm nhận, sự thay đổi trong suy nghĩ của cộng đồng về HIV/ AIDS.
Cộng đồng, các tổ chức và cá nhân có thể trực tiếp hoặc gián tiếp góp sức tham gia xây dựng triển lãm về HIV/AIDS tại Việt Nam bằng việc đóng góp ý kiến, hiến tặng, cho mượn hoặc nhượng lại các hiện vật, tư liệu, hình ảnh và chia sẻ những ký ức, câu chuyện liên quan đến vấn đề HIV/AIDS trong 20 năm qua.
Đó có thể là những câu chuyện, hồi ức, cảm nhận đầu tiên về HIV/AIDS từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 cho đến nay.
Hoặc có thể là những câu chuyện trong công tác phòng chống HIV/AIDS (của bác sĩ, những người làm công tác truyền thông, người làm chính sách...).
Những câu chuyện của người có HIV (bao gồm cả trẻ em có HIV); những kỷ vật, vật dụng thường ngày có liên quan đến câu chuyện và đời sống của người có HIV (sổ sách ghi chép, thư từ, nhật ký, đồ dùng sinh hoạt...) sẽ là những hiện vật quý giá cho cuộc triển lãm.
Các tổ chức và cá nhân cũng có thể gửi các hiện vật liên quan đến công tác phòng chống HIV/AIDS như kịch bản truyền thông, trang phục, thơ văn, nhạc kịch, ảnh, phim tư liệu về người có HIV và người làm công tác phòng chống HIV/AIDS hoặc tư liệu liên quan đến HIV/ AIDS.
Triển lãm sẽ tiếp nhận bất kỳ hình ảnh, tư liệu, hiện vật nào mà công chúng cho rằng có ý nghĩa với cuộc triển lãm HIV/AIDS 2010./.
Thế nhưng vượt lên cảm giác đó, để hiểu biết, cảm thông, chia sẻ và chung tay giúp những người có HIV, một triển lãm đặc biệt về HIV/AIDS sẽ được tổ chức vào cuối năm nay, nhân dịp 20 năm ngày phát hiện những trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam (1990-2010).
Cuộc trưng bày về HIV/AIDS tại Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Y tế Cộng đồng (CCRD) và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Columbia (Mỹ) tổ chức.
Triển lãm dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối năm 2010, nhưng ngay từ lúc này cộng đồng có thể chung tay góp phần vào cuộc trưng bày ý nghĩa này.
Dựa theo phương pháp của các bảo tàng nghệ thuật sử dụng nhiều phương tiện thể hiện như tranh, điêu khắc, ảnh, phương tiện kỹ thuật số và biểu diễn nghệ thuật, cuộc triển lãm sẽ cho thấy dịch HIV tại Việt Nam tác động như thế nào đối với những người sống chung với HIV, với gia đình và những người chăm sóc họ.
Triển lãm cũng chỉ ra HIV đã thay đổi cuộc sống xã hội của Việt Nam như thế nào trong 20 năm qua.
Cuộc trưng bày sẽ xây dựng nội dung HIV/AIDS dưới hình thức một câu chuyện kể thông qua các hình ảnh, tư liệu, hiện vật làm sống lại những trải nghiệm của người có HIV.
Trong câu chuyện ấy tái hiện về các thách thức, khó khăn của những người làm công tác hoạch định chính sách, truyền thông, chăm sóc điều trị trong lĩnh vực HIV/AIDS 20 năm qua và những ý kiến, cảm nhận, sự thay đổi trong suy nghĩ của cộng đồng về HIV/ AIDS.
Cộng đồng, các tổ chức và cá nhân có thể trực tiếp hoặc gián tiếp góp sức tham gia xây dựng triển lãm về HIV/AIDS tại Việt Nam bằng việc đóng góp ý kiến, hiến tặng, cho mượn hoặc nhượng lại các hiện vật, tư liệu, hình ảnh và chia sẻ những ký ức, câu chuyện liên quan đến vấn đề HIV/AIDS trong 20 năm qua.
Đó có thể là những câu chuyện, hồi ức, cảm nhận đầu tiên về HIV/AIDS từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 cho đến nay.
Hoặc có thể là những câu chuyện trong công tác phòng chống HIV/AIDS (của bác sĩ, những người làm công tác truyền thông, người làm chính sách...).
Những câu chuyện của người có HIV (bao gồm cả trẻ em có HIV); những kỷ vật, vật dụng thường ngày có liên quan đến câu chuyện và đời sống của người có HIV (sổ sách ghi chép, thư từ, nhật ký, đồ dùng sinh hoạt...) sẽ là những hiện vật quý giá cho cuộc triển lãm.
Các tổ chức và cá nhân cũng có thể gửi các hiện vật liên quan đến công tác phòng chống HIV/AIDS như kịch bản truyền thông, trang phục, thơ văn, nhạc kịch, ảnh, phim tư liệu về người có HIV và người làm công tác phòng chống HIV/AIDS hoặc tư liệu liên quan đến HIV/ AIDS.
Triển lãm sẽ tiếp nhận bất kỳ hình ảnh, tư liệu, hiện vật nào mà công chúng cho rằng có ý nghĩa với cuộc triển lãm HIV/AIDS 2010./.
(TT&VH/Vietnam+)