Ngày 4/6, trong một phiên giao dịch ảm đạm, sắc đỏ là gam màu chủ đạo trên các sàn chứng khoán châu Á, trong bối cảnh nhà đầu tư đẩy mạnh hoạt động bán ra chốt lời ở thời điểm Mỹ sắp công bố báo cáo về thị trường lao động - vốn là thước đo "sức khỏe" của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI giảm 0,3%, chủ yếu do nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu rớt giá.
Dự báo, tốc độ tăng trưởng việc làm của Mỹ trong tháng 5/2010 ước ở mức cao nhất kể từ năm 1983. Tuy nhiên, có tới 2/3 trong tổng số 513.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng này lại xuất phát từ hoạt động tuyển dụng tạm thời của chính phủ nhằm phục vụ đợt điều tra dân số năm 2010.
Hiện trên thị trường vẫn còn tâm lý lo ngại về tình hình tài chính tại châu Âu và ảnh hưởng của các chính sách tài chính khắc khổ đối với sức tăng trưởng kinh tế của châu lục này.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei giảm 0,13% xuống còn 9.901,19 điểm, sau khi đạt mức tăng mạnh nhất (tính trên ngày) trong vòng sáu tháng qua ở phiên 3/6. Cổ phiếu của các hãng bán lẻ mất giá mạnh, trong khi cổ phiếu của các công ty công nghệ và xuất khẩu lên giá.
Chỉ số Hang Seng ở Hongkong giảm 6,64 điểm xuống 19.780,07 điểm, trong khi chỉ số Tổng hợp Thượng Hải tăng 0,94 điểm lên 2.553,59 điểm.
Tại Đài Bắc, giá cổ phiếu giảm 0,21%, trong khi chứng khoán Seoul tăng 0,14%. Thị trường Manila chỉ nhúc nhích đôi chút, với mức tăng 1,82 điểm lên 3.357,05 điểm. Chứng khoán Wellington đóng cửa với mức tăng 0,2%.
Các chuyên gia tài chính dự đoán chứng khoán châu Âu sẽ xanh sàn trong phiên 4/6, khi các chỉ số chủ chốt của khu vực như FTSE 100 (Anh) và DAX (Đức) đạt mức tăng lần lượt 0,19% và 0,44% khi mở cửa phiên./.
Chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI giảm 0,3%, chủ yếu do nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu rớt giá.
Dự báo, tốc độ tăng trưởng việc làm của Mỹ trong tháng 5/2010 ước ở mức cao nhất kể từ năm 1983. Tuy nhiên, có tới 2/3 trong tổng số 513.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng này lại xuất phát từ hoạt động tuyển dụng tạm thời của chính phủ nhằm phục vụ đợt điều tra dân số năm 2010.
Hiện trên thị trường vẫn còn tâm lý lo ngại về tình hình tài chính tại châu Âu và ảnh hưởng của các chính sách tài chính khắc khổ đối với sức tăng trưởng kinh tế của châu lục này.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei giảm 0,13% xuống còn 9.901,19 điểm, sau khi đạt mức tăng mạnh nhất (tính trên ngày) trong vòng sáu tháng qua ở phiên 3/6. Cổ phiếu của các hãng bán lẻ mất giá mạnh, trong khi cổ phiếu của các công ty công nghệ và xuất khẩu lên giá.
Chỉ số Hang Seng ở Hongkong giảm 6,64 điểm xuống 19.780,07 điểm, trong khi chỉ số Tổng hợp Thượng Hải tăng 0,94 điểm lên 2.553,59 điểm.
Tại Đài Bắc, giá cổ phiếu giảm 0,21%, trong khi chứng khoán Seoul tăng 0,14%. Thị trường Manila chỉ nhúc nhích đôi chút, với mức tăng 1,82 điểm lên 3.357,05 điểm. Chứng khoán Wellington đóng cửa với mức tăng 0,2%.
Các chuyên gia tài chính dự đoán chứng khoán châu Âu sẽ xanh sàn trong phiên 4/6, khi các chỉ số chủ chốt của khu vực như FTSE 100 (Anh) và DAX (Đức) đạt mức tăng lần lượt 0,19% và 0,44% khi mở cửa phiên./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)