Hưởng ứng lời kêu gọi của các đảng cánh tả đối lập và 8 tổ chức Công đoàn lớn ở Pháp, ngày 16/10 hàng trăm nghìn người dân Pháp tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối dự luật cải cách hưu trí của chính phủ cánh hữu cầm quyền. Trong dự luật này có một điều khoản tăng tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 62 tuổi.
Đây là cuộc tổng đình công lớn thứ 5 diễn ra tại Pháp trong vòng một tháng qua. Theo số liệu của Bộ Nội vụ Pháp, cuối ngày 16/10 đã có khoảng 264 cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra trên toàn nước Pháp, với 825.000 người tham gia trong đó khoảng 310.000 người ở Pari, 25.000 người ở Nice, 130.000 người ở Toulouse, 35.000 người ở Renne.
Theo quan sát của phóng viên tại Quảng trường Bastille trung tâm thủ đô Paris, những người tham gia biểu tình dâng cao các biểu ngữ kêu gọi chính phủ xem xét, thương lượng lại dự luật cải cách hưu trí và đảm bảo lợi ích của người lao động.
Bất chấp làn sóng biểu tình, đình công ngày càng dữ dội, đến ngày 16/10, Chính phủ Pháp vẫn kiên quyết không nhượng bộ. Trước đó, Thượng viện Pháp đã thông qua điều khoản quan trọng nhất trong dự luật cải cách hưu trí là kéo dài tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 62 tuổi.
Bộ trưởng Lao động Eric Woerth khẳng định chính phủ sẽ không chấp nhận thay đổi làm “giảm sút tinh thần cải cách”. Theo dự kiến, Thủ tướng Pháp François Fillon sẽ có cuộc trả lời phỏng vấn về dự luật cải cách hưu trí trên truyền hình TF1 tối 17/10.
Về phía các tổ chức công đoàn, Tổng thư ký công đoàn CGT, Bernard Thibault cho rằng quan điểm của chính phủ là không thể chấp nhận được.
Trong khi đó François Chérèque, lãnh đạo Tổ chức công đoàn dân chủ và lao động Pháp (CFDT) cho rằng cuộc đình công ngày 16/10 "rất quan trọng", vì đây là thời điểm Chính phủ phải tổ chức đối thoại với các tổ chức công đoàn, đồng kêu gọi Quốc hội Pháp không thông qua dự luật này.
Theo dự kiến, sẽ có thêm một ngày biểu tình, tuần hành lớn trên các thành phố của Pháp vào ngày 19/10, một ngày trước khi Quốc hội thông qua toàn văn dự luật cải cách hưu trí.
Làn sóng biểu tình đình công đã gây thiệt hại ngày càng lớn đối với nền kinh tế Pháp, nhất là hoạt động của ngành giao thông vận tải, năng lượng. Những người biểu tình đã phong tỏa không cho 63 tàu chở dầu, khí đốt và hóa chất cập cảng Marseilles; hầu hết các nhà máy lọc dầu của Pháp đều ngừng hoạt động ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung ứng nhiên liệu cho toàn nước Pháp.
Các cuộc đình công tái diễn trong ngày 16/10 khiến giao thông công cộng đình trệ và ùn tắc. Tại nhà ga Lyon ở Paris, những người quản lý nhà ga đã phải treo biển cảnh báo ghi rõ "Vì hoạt động của các phong trào xã hội, giao thông đường sắt có thể bị rối loạn," đồng thời khuyến cáo hành khách nên hoãn các chuyến đi.
Trong khi đó, ngành hàng không của Pháp cũng đang đứng trước nguy cơ thiếu nhiên liệu, tại sân bay Charles de Gaulle, sân bay lớn nhất của pháp, lượng xăng dầu dự trữ dùng cho máy bay cũng đang dần cạn kiệt, dự kiến sau ngày 18 hoặc 19/10, các kho dự trữ sẽ trống rỗng.../.
Đây là cuộc tổng đình công lớn thứ 5 diễn ra tại Pháp trong vòng một tháng qua. Theo số liệu của Bộ Nội vụ Pháp, cuối ngày 16/10 đã có khoảng 264 cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra trên toàn nước Pháp, với 825.000 người tham gia trong đó khoảng 310.000 người ở Pari, 25.000 người ở Nice, 130.000 người ở Toulouse, 35.000 người ở Renne.
Theo quan sát của phóng viên tại Quảng trường Bastille trung tâm thủ đô Paris, những người tham gia biểu tình dâng cao các biểu ngữ kêu gọi chính phủ xem xét, thương lượng lại dự luật cải cách hưu trí và đảm bảo lợi ích của người lao động.
Bất chấp làn sóng biểu tình, đình công ngày càng dữ dội, đến ngày 16/10, Chính phủ Pháp vẫn kiên quyết không nhượng bộ. Trước đó, Thượng viện Pháp đã thông qua điều khoản quan trọng nhất trong dự luật cải cách hưu trí là kéo dài tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 62 tuổi.
Bộ trưởng Lao động Eric Woerth khẳng định chính phủ sẽ không chấp nhận thay đổi làm “giảm sút tinh thần cải cách”. Theo dự kiến, Thủ tướng Pháp François Fillon sẽ có cuộc trả lời phỏng vấn về dự luật cải cách hưu trí trên truyền hình TF1 tối 17/10.
Về phía các tổ chức công đoàn, Tổng thư ký công đoàn CGT, Bernard Thibault cho rằng quan điểm của chính phủ là không thể chấp nhận được.
Trong khi đó François Chérèque, lãnh đạo Tổ chức công đoàn dân chủ và lao động Pháp (CFDT) cho rằng cuộc đình công ngày 16/10 "rất quan trọng", vì đây là thời điểm Chính phủ phải tổ chức đối thoại với các tổ chức công đoàn, đồng kêu gọi Quốc hội Pháp không thông qua dự luật này.
Theo dự kiến, sẽ có thêm một ngày biểu tình, tuần hành lớn trên các thành phố của Pháp vào ngày 19/10, một ngày trước khi Quốc hội thông qua toàn văn dự luật cải cách hưu trí.
Làn sóng biểu tình đình công đã gây thiệt hại ngày càng lớn đối với nền kinh tế Pháp, nhất là hoạt động của ngành giao thông vận tải, năng lượng. Những người biểu tình đã phong tỏa không cho 63 tàu chở dầu, khí đốt và hóa chất cập cảng Marseilles; hầu hết các nhà máy lọc dầu của Pháp đều ngừng hoạt động ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung ứng nhiên liệu cho toàn nước Pháp.
Các cuộc đình công tái diễn trong ngày 16/10 khiến giao thông công cộng đình trệ và ùn tắc. Tại nhà ga Lyon ở Paris, những người quản lý nhà ga đã phải treo biển cảnh báo ghi rõ "Vì hoạt động của các phong trào xã hội, giao thông đường sắt có thể bị rối loạn," đồng thời khuyến cáo hành khách nên hoãn các chuyến đi.
Trong khi đó, ngành hàng không của Pháp cũng đang đứng trước nguy cơ thiếu nhiên liệu, tại sân bay Charles de Gaulle, sân bay lớn nhất của pháp, lượng xăng dầu dự trữ dùng cho máy bay cũng đang dần cạn kiệt, dự kiến sau ngày 18 hoặc 19/10, các kho dự trữ sẽ trống rỗng.../.
(TTXVN/Vietnam+)