Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Thủ tướng Italy Mario Monti và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã nhất trí với nhau rằng châu Âu phải khẩn trương phục hồi tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm như một phần của một kế hoạch rộng lớn hơn để bảo vệ Khu vực đồng Euro gồm 17 nước thành viên.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp với Tổng thống Pháp Hollande tại Rome chiều 4/9, Thủ tướng Monti nhấn mạnh các cuộc cải cách của Italy nhằm làm cho thị trường lao động trở nên linh hoạt hơn là những bước đi đúng hướng, đồng thời kêu gọi các công ty và tổ chức công đoàn hợp tác với nhau nhằm giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp ở nước này, vốn đang đứng ở mức cao kỷ lục trong Eurozone.
Về phần mình, Tổng thống Hollande cho biết ông cũng đã yêu cầu Chính phủ Pháp "hành động nhanh chóng nhằm giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp, vốn cũng đã gia tăng trong 14 tháng liên tiếp và hiện đã lên tới mức 3 triệu người."
Để thực hiện được mục tiêu này, Chính phủ Pháp sẽ "kiềm chế chi tiêu công vào năm tới và tập trung vào cắt giảm thâm hụt ngân sách."
Đề cập đến cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng tại Eurozone, Tổng thống Hollande đã xác định ba bước đi cụ thể, gồm thực thi các quyết định được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Hội đồng châu Âu hồi tháng Sáu; giải quyết các vấn đề của Hy Lạp và Tây Ban Nha; thành lập một liên minh ngân hàng, điều mà ông hy vọng sẽ được giải quyết tại cuộc họp Hội đồng châu Âu kế tiếp vào ngày 18 và 19/10.
Về bước đi thứ nhất, Thủ tướng Monti khẳng định Italy và Pháp sẽ hợp tác với nhau để đảm bảo việc áp dụng đầy đủ những biện pháp đã được các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí hồi tháng Sáu nhằm hạ thấp chi phí vay mượn của những nước đang ở trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro.
Riêng trong vấn đề Hy Lạp, Tổng thống Hollande đã tỏ ý ủng hộ việc cho nướcnày thêm thời gian để có thể thực hiện những mục tiêu kinh tế của mình nếu nhóm bộ ba chủ nợ quốc tế gồm Ủy ban châu Âu, ECB và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) - vốn đang giám sát việc áp dụng các điều kiện cứu trợ - đưa ra đánh giá tích cực về sự tiến bộ của Hy Lạp.
Trong vài tháng qua, Thủ tướng Monti và Tổng thống Hollande đã đi tiên phong trong nhóm các nước muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở khu vực Eurozone. Hiện tại, Đức, vốn ủng hộ các biện pháp thắt lưng buộc bụng, đang bị sức ép phải tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi để các nước khác thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhiều ý kiến cho rằng nếu không như vậy, lòng tin về đà phục hồi kinh tế ở lục địa này sẽ bị phương hại.
Cuộc gặp giữa Thủ tướng Monti và Tổng thống Hollande diễn ra giữa lúc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến ngày 6/9 sẽ công bố các biện pháp theo đó mua trái phiếu chính phủ của những nước có chi phí vay mượn đang ở các mức cao chẳng hạn như Italy. Hành động này của ECB dự kiến sẽ giúp làm giảm bớt chi phívay mượn, nới lỏng sự căng thẳng về tài chính cho các chính phủ.
Tổng thống Hollande và Thủ tướng Monti dự kiến sẽ gặp lại nhau ở Lyon (Pháp) vào đầu tháng 12 tới và chương trình nghị sự cho cuộc gặp lần này sẽ bao gồm nhiều vấn đề, trong đó có dự án đường xe lửa cao tốc nối Lyon và Turin (Italiy), vốn đang bị ngưng trệ do sự phản đối của nhiều tổ chức ở Italy. Cuộc gặp nói trên là cuộc gặp lần thứ ba với ông Monti kể từ khi ông Hollande lên nhậm chức cách đây 3 tháng./.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp với Tổng thống Pháp Hollande tại Rome chiều 4/9, Thủ tướng Monti nhấn mạnh các cuộc cải cách của Italy nhằm làm cho thị trường lao động trở nên linh hoạt hơn là những bước đi đúng hướng, đồng thời kêu gọi các công ty và tổ chức công đoàn hợp tác với nhau nhằm giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp ở nước này, vốn đang đứng ở mức cao kỷ lục trong Eurozone.
Về phần mình, Tổng thống Hollande cho biết ông cũng đã yêu cầu Chính phủ Pháp "hành động nhanh chóng nhằm giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp, vốn cũng đã gia tăng trong 14 tháng liên tiếp và hiện đã lên tới mức 3 triệu người."
Để thực hiện được mục tiêu này, Chính phủ Pháp sẽ "kiềm chế chi tiêu công vào năm tới và tập trung vào cắt giảm thâm hụt ngân sách."
Đề cập đến cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng tại Eurozone, Tổng thống Hollande đã xác định ba bước đi cụ thể, gồm thực thi các quyết định được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Hội đồng châu Âu hồi tháng Sáu; giải quyết các vấn đề của Hy Lạp và Tây Ban Nha; thành lập một liên minh ngân hàng, điều mà ông hy vọng sẽ được giải quyết tại cuộc họp Hội đồng châu Âu kế tiếp vào ngày 18 và 19/10.
Về bước đi thứ nhất, Thủ tướng Monti khẳng định Italy và Pháp sẽ hợp tác với nhau để đảm bảo việc áp dụng đầy đủ những biện pháp đã được các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí hồi tháng Sáu nhằm hạ thấp chi phí vay mượn của những nước đang ở trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro.
Riêng trong vấn đề Hy Lạp, Tổng thống Hollande đã tỏ ý ủng hộ việc cho nướcnày thêm thời gian để có thể thực hiện những mục tiêu kinh tế của mình nếu nhóm bộ ba chủ nợ quốc tế gồm Ủy ban châu Âu, ECB và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) - vốn đang giám sát việc áp dụng các điều kiện cứu trợ - đưa ra đánh giá tích cực về sự tiến bộ của Hy Lạp.
Trong vài tháng qua, Thủ tướng Monti và Tổng thống Hollande đã đi tiên phong trong nhóm các nước muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở khu vực Eurozone. Hiện tại, Đức, vốn ủng hộ các biện pháp thắt lưng buộc bụng, đang bị sức ép phải tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi để các nước khác thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhiều ý kiến cho rằng nếu không như vậy, lòng tin về đà phục hồi kinh tế ở lục địa này sẽ bị phương hại.
Cuộc gặp giữa Thủ tướng Monti và Tổng thống Hollande diễn ra giữa lúc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến ngày 6/9 sẽ công bố các biện pháp theo đó mua trái phiếu chính phủ của những nước có chi phí vay mượn đang ở các mức cao chẳng hạn như Italy. Hành động này của ECB dự kiến sẽ giúp làm giảm bớt chi phívay mượn, nới lỏng sự căng thẳng về tài chính cho các chính phủ.
Tổng thống Hollande và Thủ tướng Monti dự kiến sẽ gặp lại nhau ở Lyon (Pháp) vào đầu tháng 12 tới và chương trình nghị sự cho cuộc gặp lần này sẽ bao gồm nhiều vấn đề, trong đó có dự án đường xe lửa cao tốc nối Lyon và Turin (Italiy), vốn đang bị ngưng trệ do sự phản đối của nhiều tổ chức ở Italy. Cuộc gặp nói trên là cuộc gặp lần thứ ba với ông Monti kể từ khi ông Hollande lên nhậm chức cách đây 3 tháng./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)