Khoảng 1 giờ 30 phút sáng 19/8, Bệnh viện Đa khoa huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã cùng lúc tiếp nhận, cấp cứu 23 trường hợp bị ngộ độc thức ăn tập thể.
Các trường hợp trên đều là học sinh thuộc 2 thôn Sẽo Mý Tỷ và Dền Thàng sinh hoạt bán trú tại Trường trung học cơ sở xã Tả Van do ăn phải thức ăn là món cá khô đã để lâu ngày và bảo quản hóa chất.
Các cô giáo ở trường cho biết khoảng 18 giờ ngày 18/8, các em ở bán trú và cùng dùng bữa tối gồm các món cơm, rau và cá nục khô rán. Ăn xong khoảng 3 tiếng đồng hồ thì 4 em học sinh có các biểu hiện đau bụng, nôn, đi ngoài... Đến 1 giờ 30 phút sáng 19/8, thêm 19 em cũng có triệu chứng như trên. Nhà trường đã đưa các em đến Bệnh viện Đa khoa huyện Sa Pa cấp cứu và điều trị.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Trung tâm An toàn vệ sinh thực phẩm huyện Sa Pa tiến hành điều tra, xác minh và được biết căn nguyên nghi ngờ do hóa chất bảo quản thực phẩm có trong cá nục khô.
Trước tình hình đó, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai đã có buổi làm việc với Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Sa Pa, Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã Tả Van để thống nhất các biện pháp khắc phục. Phòng Giáo dục huyện hỗ trợ tiền ăn cho các em ít nhất 5 ngày sau ngộ độc để phục hồi sức khỏe.
Theo ông Hoàng Đức Kìn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tả Van, huyện Sa Pa (Lào Cai), đến trưa ngày 20/8, tất cả 23 em học sinh Trường trung học cơ sở xã Tả Van đã ổn định sức khỏe và xuất viện trở về trường tiếp tục học tập./.
Các trường hợp trên đều là học sinh thuộc 2 thôn Sẽo Mý Tỷ và Dền Thàng sinh hoạt bán trú tại Trường trung học cơ sở xã Tả Van do ăn phải thức ăn là món cá khô đã để lâu ngày và bảo quản hóa chất.
Các cô giáo ở trường cho biết khoảng 18 giờ ngày 18/8, các em ở bán trú và cùng dùng bữa tối gồm các món cơm, rau và cá nục khô rán. Ăn xong khoảng 3 tiếng đồng hồ thì 4 em học sinh có các biểu hiện đau bụng, nôn, đi ngoài... Đến 1 giờ 30 phút sáng 19/8, thêm 19 em cũng có triệu chứng như trên. Nhà trường đã đưa các em đến Bệnh viện Đa khoa huyện Sa Pa cấp cứu và điều trị.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Trung tâm An toàn vệ sinh thực phẩm huyện Sa Pa tiến hành điều tra, xác minh và được biết căn nguyên nghi ngờ do hóa chất bảo quản thực phẩm có trong cá nục khô.
Trước tình hình đó, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai đã có buổi làm việc với Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Sa Pa, Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã Tả Van để thống nhất các biện pháp khắc phục. Phòng Giáo dục huyện hỗ trợ tiền ăn cho các em ít nhất 5 ngày sau ngộ độc để phục hồi sức khỏe.
Theo ông Hoàng Đức Kìn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tả Van, huyện Sa Pa (Lào Cai), đến trưa ngày 20/8, tất cả 23 em học sinh Trường trung học cơ sở xã Tả Van đã ổn định sức khỏe và xuất viện trở về trường tiếp tục học tập./.
Lục Văn Toán (TTXVN/Vietnam+)