Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, sẽ tổ chức xây dựng dịch vụ truyền máu tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi công tác truyền máu còn hết sức khó khăn.
Phát biểu tại Hội thảo xây dựng chương trình máu quốc gia giai đoạn 2011-2015, do Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 8/3, ông Nguyễn Anh Trí cho biết, ở nhiều đảo, việc vào đất liền để lấy máu mang ra phục vụ cấp cứu hết sức khó khăn, đặc biệt là khi thời tiết xấu, không có tàu... làm ảnh hưởng tới chất lượng điều trị và có thể gây ra những hậu quả xấu cho người bệnh.
Điển hình như tại Côn Đảo, có những ca bệnh truyền tới 27 đơn vị máu, phải huy động lực lượng hiến máu dự bị khẩn cấp trong khi nhân lực, vật lực phục vụ cho việc tổ chức thu gom và sàng lọc còn hạn chế.
Theo ông Trí, tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có thể xây dựng đơn vị truyền máu theo 2 mô hình.
Theo mô hình 1, máu được cung cấp từ đất liền hoặc từ một trung tâm truyền máu vùng gần đó, đảo/bệnh viện dự trữ máu để sử dụng.
Trong trường hợp cấp cứu hoặc cần máu với số lượng lớn, có khả năng huy động từ nguồn người hiến máu tại chỗ. Mô hình này đang được áp dụng cho các đảo lớn, gần bờ như tại Phú Quốc (Kiên Giang) và phù hợp với vùng sâu, vùng xa.
Mô hình 2 là chỉ lấy máu cấp cứu tại chỗ, không trữ máu như huyện Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu)./.
Phát biểu tại Hội thảo xây dựng chương trình máu quốc gia giai đoạn 2011-2015, do Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 8/3, ông Nguyễn Anh Trí cho biết, ở nhiều đảo, việc vào đất liền để lấy máu mang ra phục vụ cấp cứu hết sức khó khăn, đặc biệt là khi thời tiết xấu, không có tàu... làm ảnh hưởng tới chất lượng điều trị và có thể gây ra những hậu quả xấu cho người bệnh.
Điển hình như tại Côn Đảo, có những ca bệnh truyền tới 27 đơn vị máu, phải huy động lực lượng hiến máu dự bị khẩn cấp trong khi nhân lực, vật lực phục vụ cho việc tổ chức thu gom và sàng lọc còn hạn chế.
Theo ông Trí, tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có thể xây dựng đơn vị truyền máu theo 2 mô hình.
Theo mô hình 1, máu được cung cấp từ đất liền hoặc từ một trung tâm truyền máu vùng gần đó, đảo/bệnh viện dự trữ máu để sử dụng.
Trong trường hợp cấp cứu hoặc cần máu với số lượng lớn, có khả năng huy động từ nguồn người hiến máu tại chỗ. Mô hình này đang được áp dụng cho các đảo lớn, gần bờ như tại Phú Quốc (Kiên Giang) và phù hợp với vùng sâu, vùng xa.
Mô hình 2 là chỉ lấy máu cấp cứu tại chỗ, không trữ máu như huyện Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu)./.
Chi Anh (Vietnam+)