Chính phủ Latvia ngày 9/5 đã chính thức thông qua kế hoạch cho phép xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới tại nước cộng hòa vùng Baltic này nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng điện đang ngày một gia tăng.
Thủ tướng Latvia Andrius Kubilius cho biết đây thực sự là một ngày lịch sử, đánh dấu bước đi quan trọng trong kế hoạch "độc lập năng lượng" của Latvia trong tương lai, góp phần cung cấp nguồn điện ổn định và an toàn cho khu vực Baltic, bớt lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu năng lượng khổng lồ từ Nga. Hiện 2/3 lượng điện tiêu thụ của Latvia phải nhập khẩu từ Nga.
Trong tháng Ba vừa qua, Latvia đã chọn liên doanh Mỹ-Nhật GE-Hitachi để bắt đầu thảo luận việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới.
Chi phí xây dựng và vận hành nhà máy điện mới ước tính khoảng 5 tỷ euro (tương đương 6,46 tỷ USD). Trong đó, tập đoàn Hitachi sẽ góp 20% vốn, Latvia sẽ giữ 38 % và các nhà nước Baltic khác như Estonia và Latvia sẽ kiểm soát lần lượt là 22% và 20%.
Nhà máy điện hạt nhân mới với công suất dự kiến là 1.300MW và sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2020, thay thế Nhà máy Ignalina xây dựng từ thời Xôviết vốn cung cấp khoảng 70% sản lượng điện của đất nước nhưng đã bị đóng cửa từ năm 2009, do những quan ngại về vấn đề an toàn.
Khác với chính sách đóng cửa các nhà máy hạt nhân tại những quốc gia châu Âu như Đức và Italy, đất nước Latvia với khoảng 3 triệu người dân đã quyết định xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới để phục vụ nhu cầu điện năng bức thiết trong nước và khu vực Baltic./.
Thủ tướng Latvia Andrius Kubilius cho biết đây thực sự là một ngày lịch sử, đánh dấu bước đi quan trọng trong kế hoạch "độc lập năng lượng" của Latvia trong tương lai, góp phần cung cấp nguồn điện ổn định và an toàn cho khu vực Baltic, bớt lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu năng lượng khổng lồ từ Nga. Hiện 2/3 lượng điện tiêu thụ của Latvia phải nhập khẩu từ Nga.
Trong tháng Ba vừa qua, Latvia đã chọn liên doanh Mỹ-Nhật GE-Hitachi để bắt đầu thảo luận việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới.
Chi phí xây dựng và vận hành nhà máy điện mới ước tính khoảng 5 tỷ euro (tương đương 6,46 tỷ USD). Trong đó, tập đoàn Hitachi sẽ góp 20% vốn, Latvia sẽ giữ 38 % và các nhà nước Baltic khác như Estonia và Latvia sẽ kiểm soát lần lượt là 22% và 20%.
Nhà máy điện hạt nhân mới với công suất dự kiến là 1.300MW và sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2020, thay thế Nhà máy Ignalina xây dựng từ thời Xôviết vốn cung cấp khoảng 70% sản lượng điện của đất nước nhưng đã bị đóng cửa từ năm 2009, do những quan ngại về vấn đề an toàn.
Khác với chính sách đóng cửa các nhà máy hạt nhân tại những quốc gia châu Âu như Đức và Italy, đất nước Latvia với khoảng 3 triệu người dân đã quyết định xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới để phục vụ nhu cầu điện năng bức thiết trong nước và khu vực Baltic./.
(TTXVN)