Ông Nguyễn Hồng Chuyên, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình cho biết Lễ hội Đền Trần Thái Bình sẽ khai mạc tối 22/2 (tức 13 tháng Giêng âm lịch).
Chương trình khai mạc lễ hội sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh-Truyền hình Thái Bình.
Ông Chuyên cũng cho biết năm nay Lễ hội Đền Trần Thái Bình tại Đền thờ các vua Trần xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà không chỉ là hoạt động diễn ra thường niên mà còn hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng 2013.
Cũng theo ông Nguyễn Hồng Chuyên, lễ hội Đền Trần Thái Bình năm nay sẽ diễn ra từ ngày 22/2 - 27/2 (từ 13-18 tháng Giêng). Lễ hội năm nay sẽ có nhiều nét mới mang sắc thái đặc trưng và truyền thống của vương triều Trần trên vùng đất Thái Bình.
Đây cũng là dịp để quảng bá về mảnh đất, con người Thái Bình nói chung, Hưng Hà nói riêng, từng bước đưa Khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần trở thành điểm đến nằm trong hệ thống du lịch lịch sử-văn hóa của cả nước đồng thời, ban tổ chức cũng mong muốn giới thiệu và khẳng định giá trị di sản văn hóa nhà Trần ở Thái Bình.
Theo kế hoạch, cùng với việc tổ chức lễ mở cửa Đền, lễ rước nước, lễ tế và dâng hương tưởng niệm các vua Trần, đặc biệt đêm khai mạc sẽ có chương trình nghệ thuật đặc sắc với màn sử thi “Long Hưng-Khúc khải hoàn ca."
Ngoài ra, trong suốt lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động dân gian truyền thống như thi cỗ cá, thi nấu cơm cần, thi vật cầu, thi kéo co, biểu diễn văn hóa, văn nghệ nhằm quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa, lịch sử tại khu di tích đền thờ các vua Trần tới đông đảo du khách thập phương về với Đền Trần Thái Bình.
Để lễ hội thành công tốt đẹp, huyện Hưng Hà đã thành lập ban tổ chức, xây dựng kế hoạch, và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị. Huyện tổ chức dàn dựng, tập luyện màn sử thi “Long Hưng - Khúc khải hoàn ca", múa rồng, lân, trống trắc. Công an huyện chủ động các phương án bảo đảm an ninh trật tự. Phòng Công Thương huyện chủ trì việc giải phóng kịp thời vật cản lòng, lề đường trên tất cả các tuyến giao thông tới đền Trần.
Nếu Tức Mặc (Nam Định) là nơi vị họ tổ nhà Trần định cư ban đầu thì vùng đất Hưng Hà (Thái Bình) được xác định là quê hương, là nơi khởi nghiệp của gia tộc họ Trần cách đây hơn 700 năm.
Tại đây có Tam đường là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên triều Trần như Thủy tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái thượng hoàng Trần Thừa... và Thái Đường Lăng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị vua đầu triều Trần. Các hoàng đế nhà Trần như Trần Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông cùng các hoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp táng tại các lăng mộ có tên Thọ Lăng, Chiêu Lăng, Dự Lăng, Quy Đức Lăng...
Khu di tích các vua Trần thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa di tích khảo cổ học cấp quốc gia, không chỉ thu hút các nhà nghiên cứu sử học, các nhà văn hóa mà còn là một điểm du lịch có giá trị đặc biệt, là nơi liên quan đến cội nguồn dân tộc luôn luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về Thái Bình vào mỗi dịp đầu Xuân./.
Chương trình khai mạc lễ hội sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh-Truyền hình Thái Bình.
Ông Chuyên cũng cho biết năm nay Lễ hội Đền Trần Thái Bình tại Đền thờ các vua Trần xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà không chỉ là hoạt động diễn ra thường niên mà còn hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng 2013.
Cũng theo ông Nguyễn Hồng Chuyên, lễ hội Đền Trần Thái Bình năm nay sẽ diễn ra từ ngày 22/2 - 27/2 (từ 13-18 tháng Giêng). Lễ hội năm nay sẽ có nhiều nét mới mang sắc thái đặc trưng và truyền thống của vương triều Trần trên vùng đất Thái Bình.
Đây cũng là dịp để quảng bá về mảnh đất, con người Thái Bình nói chung, Hưng Hà nói riêng, từng bước đưa Khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần trở thành điểm đến nằm trong hệ thống du lịch lịch sử-văn hóa của cả nước đồng thời, ban tổ chức cũng mong muốn giới thiệu và khẳng định giá trị di sản văn hóa nhà Trần ở Thái Bình.
Theo kế hoạch, cùng với việc tổ chức lễ mở cửa Đền, lễ rước nước, lễ tế và dâng hương tưởng niệm các vua Trần, đặc biệt đêm khai mạc sẽ có chương trình nghệ thuật đặc sắc với màn sử thi “Long Hưng-Khúc khải hoàn ca."
Ngoài ra, trong suốt lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động dân gian truyền thống như thi cỗ cá, thi nấu cơm cần, thi vật cầu, thi kéo co, biểu diễn văn hóa, văn nghệ nhằm quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa, lịch sử tại khu di tích đền thờ các vua Trần tới đông đảo du khách thập phương về với Đền Trần Thái Bình.
Để lễ hội thành công tốt đẹp, huyện Hưng Hà đã thành lập ban tổ chức, xây dựng kế hoạch, và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị. Huyện tổ chức dàn dựng, tập luyện màn sử thi “Long Hưng - Khúc khải hoàn ca", múa rồng, lân, trống trắc. Công an huyện chủ động các phương án bảo đảm an ninh trật tự. Phòng Công Thương huyện chủ trì việc giải phóng kịp thời vật cản lòng, lề đường trên tất cả các tuyến giao thông tới đền Trần.
Nếu Tức Mặc (Nam Định) là nơi vị họ tổ nhà Trần định cư ban đầu thì vùng đất Hưng Hà (Thái Bình) được xác định là quê hương, là nơi khởi nghiệp của gia tộc họ Trần cách đây hơn 700 năm.
Tại đây có Tam đường là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên triều Trần như Thủy tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái thượng hoàng Trần Thừa... và Thái Đường Lăng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị vua đầu triều Trần. Các hoàng đế nhà Trần như Trần Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông cùng các hoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp táng tại các lăng mộ có tên Thọ Lăng, Chiêu Lăng, Dự Lăng, Quy Đức Lăng...
Khu di tích các vua Trần thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa di tích khảo cổ học cấp quốc gia, không chỉ thu hút các nhà nghiên cứu sử học, các nhà văn hóa mà còn là một điểm du lịch có giá trị đặc biệt, là nơi liên quan đến cội nguồn dân tộc luôn luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về Thái Bình vào mỗi dịp đầu Xuân./.
Thanh Phú (TTXVN)