Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội đánh giá Hội Gióng có đầy đủ các yếu tố để đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
“Tôi đã có một sự trải nghiệm thật là tuyệt vời. Các màn trình diễn đầy màu sắc và có tính tín ngưỡng cao. Lễ hội được tổ chức công phu theo từng bước có trật tự, nguyên tắc. Tôi thấy niềm đam mê của những người tham gia lễ hội này.”
Bà Katherine Muller Marin, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội, đã nhận xét khi chứng kiến buổi diễn tập Lễ hội Gióng ngày 19/4, tại khu di tích Đền Gióng, xã Phù Đổng, Gia Lâm (Hà Nội).
Đây là hoạt động trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương đại” do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp tổ chức trong 2 ngày 19 và 20/4 tại Hà Nội.
Buổi diễn tập tái hiện Trận đánh cờ ở Soi Bia (trận đánh làm bia để đời), một trong 2 trận đánh diễn ra trong Ngày hội trận của Lễ hội Gióng-Đền Phù Đổng (9/4 âm lịch).
Buổi diễn tập thu hút sự tham gia của khoảng 5.000 người dân địa phương, với đầy đủ các nghi thức như tế Thánh tại đền Thượng, rước xe long mã-biểu tượng linh thiêng nhất của hội Gióng, rước kiệu 28 “cô tướng” đóng vai tướng giặc Ân suốt dọc triền đê nối kết các thôn làng trong xã Phù Đổng, trảm tướng, khao quân.
Đánh giá cao sự tham gia của cộng đồng trong Hội Gióng, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội chia sẻ, những người dân nơi đây đã chuẩn bị rất nhiều nhân lực và vật lực để trình di sản văn hóa này lên UNESCO. Đặc biệt, sự tham gia của cộng đồng rất quan trọng, bởi đây là một trong những yêu cầu đặt ra đối với di sản đệ trình.
Từng tham dự Lễ hội Gióng-Đền Sóc (mùng 6 tháng Giêng Canh Dần) và nay là buổi diễn tập Lễ hội Gióng-Đền Phù Đổng, bà Katherine Muller Marin cho biết: "Khi tham gia lễ hội, tôi có thể hiểu được các quy trình tổ chức lễ hội theo tín ngưỡng dân gian là thế nào và nhận thấy hội Gióng có đầy đủ các yếu tố để đệ trình lên UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hội Gióng có một tiềm năng rất lớn."
Trước đó, ngày 4/8/2009, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý để Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội lập Hồ sơ Lễ hội Gióng trình UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngày 31/8/2009, hồ sơ đề cử Lễ hội Gióng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã hoàn thành và được gửi tới trụ sở UNESCO tại Paris (Pháp).
Là lễ hội lớn và đặc sắc tưởng nhớ Thánh Gióng, trong “tứ Thánh bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Lễ hội Gióng diễn ra ở nhiều địa điểm thuộc địa bàn Hà Nội và khu vực lân cận.
Ban soạn thảo đã lấy tâm điểm là Lễ hội Gióng ở Đền Phù Đổng (Gia Lâm) và Lễ hội Gióng ở Đền Sóc (Sóc Sơn) làm căn cứ xây dựng hồ sơ Lễ hội Gióng trình UNESCO. Vùng phụ cận là một số xã thuộc huyện Từ Liêm, huyện Thường Tín và quận Long Biên có Lễ hội Gióng./.
“Tôi đã có một sự trải nghiệm thật là tuyệt vời. Các màn trình diễn đầy màu sắc và có tính tín ngưỡng cao. Lễ hội được tổ chức công phu theo từng bước có trật tự, nguyên tắc. Tôi thấy niềm đam mê của những người tham gia lễ hội này.”
Bà Katherine Muller Marin, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội, đã nhận xét khi chứng kiến buổi diễn tập Lễ hội Gióng ngày 19/4, tại khu di tích Đền Gióng, xã Phù Đổng, Gia Lâm (Hà Nội).
Đây là hoạt động trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương đại” do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp tổ chức trong 2 ngày 19 và 20/4 tại Hà Nội.
Buổi diễn tập tái hiện Trận đánh cờ ở Soi Bia (trận đánh làm bia để đời), một trong 2 trận đánh diễn ra trong Ngày hội trận của Lễ hội Gióng-Đền Phù Đổng (9/4 âm lịch).
Buổi diễn tập thu hút sự tham gia của khoảng 5.000 người dân địa phương, với đầy đủ các nghi thức như tế Thánh tại đền Thượng, rước xe long mã-biểu tượng linh thiêng nhất của hội Gióng, rước kiệu 28 “cô tướng” đóng vai tướng giặc Ân suốt dọc triền đê nối kết các thôn làng trong xã Phù Đổng, trảm tướng, khao quân.
Đánh giá cao sự tham gia của cộng đồng trong Hội Gióng, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội chia sẻ, những người dân nơi đây đã chuẩn bị rất nhiều nhân lực và vật lực để trình di sản văn hóa này lên UNESCO. Đặc biệt, sự tham gia của cộng đồng rất quan trọng, bởi đây là một trong những yêu cầu đặt ra đối với di sản đệ trình.
Từng tham dự Lễ hội Gióng-Đền Sóc (mùng 6 tháng Giêng Canh Dần) và nay là buổi diễn tập Lễ hội Gióng-Đền Phù Đổng, bà Katherine Muller Marin cho biết: "Khi tham gia lễ hội, tôi có thể hiểu được các quy trình tổ chức lễ hội theo tín ngưỡng dân gian là thế nào và nhận thấy hội Gióng có đầy đủ các yếu tố để đệ trình lên UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hội Gióng có một tiềm năng rất lớn."
Trước đó, ngày 4/8/2009, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý để Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội lập Hồ sơ Lễ hội Gióng trình UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngày 31/8/2009, hồ sơ đề cử Lễ hội Gióng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã hoàn thành và được gửi tới trụ sở UNESCO tại Paris (Pháp).
Là lễ hội lớn và đặc sắc tưởng nhớ Thánh Gióng, trong “tứ Thánh bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Lễ hội Gióng diễn ra ở nhiều địa điểm thuộc địa bàn Hà Nội và khu vực lân cận.
Ban soạn thảo đã lấy tâm điểm là Lễ hội Gióng ở Đền Phù Đổng (Gia Lâm) và Lễ hội Gióng ở Đền Sóc (Sóc Sơn) làm căn cứ xây dựng hồ sơ Lễ hội Gióng trình UNESCO. Vùng phụ cận là một số xã thuộc huyện Từ Liêm, huyện Thường Tín và quận Long Biên có Lễ hội Gióng./.
Hồng Hạnh (Vietnam+)