Nằm ở độ cao trên 2.000m so với mực nước biển, đồn biên phòng Y Tý, thuộc xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ 25km đường biên, 5 cột mốc cùng với 3 xã là Y Tý, Ngải Thầu, A Lù với 30 thôn bản.
Nơi đây quanh năm bị mây mù và giá rét bao phủ. Đúng với tên đồng bào vẫn gọi, Y Tý có nghĩa là "xứ mưa." Trong điều kiện khắc nghiệt đó, cán bộ chiến sỹ đồn biên phòng Y Tý vẫn làm tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, ngày đêm chắc tay súng giữ vững từng tấc đất biên cương của Tổ quốc.
Vượt dốc
Những ngày giáp Tết, trên khắp các triền đồi vùng Tây Bắc, hoa đào, hoa mận, hoa ban đã nở rộ báo hiệu mùa xuân mới đã về. Các gia đình người Hà Nhì, Giao, Dáy... ở Lào Cai cũng đã rục rịch các hoạt động sửa nhà, nấu rượu, gói bánh để đón Tết.
Trong sắc xuân tràn ngập, chúng tôi đã ngược Bản Vược lên Mường Vi, Bản Xèo, Mường Hum... cùng với bộ đội biên phòng Lào Cai đến Y Tý để tìm hiểu cuộc sống của bộ đội biên phòng và đồng bào nơi đây.
5 giờ 30 phút sáng, khi trời Lào Cai còn mờ sương, chúng tôi đã lục đục chuẩn bị lên đường. Trước cuộc hành trình, Thiếu tá Bùi Việt Long, cán bộ Phòng công tác chính trị Bộ tư lệnh bộ đội Biên Phòng Lào Cai “quán triệt”: “Mấy nhà báo phải mặc thêm áo lạnh đi, không thì lên đó không chịu được đâu. Lưu ý thêm, mọi người nên ăn sáng vừa phải để tránh bị đau dạ dày vì đường lên đó là đường mòn toàn đá tai mèo, leo rất khó khăn. Còn ai say xe thì xin nghỉ ở nhà.”
Đường lên Y Tý nếu vào mùa hè thì bụi còn bám đỏ cả xe, đỏ cả người, nhưng những người thường xuyên đi lại trên con đường này như các chiến sỹ biên phòng thì đó là việc hết sức bình thường.
Lên Y Tý có 2 con đường, đều quanh co liên tục phải vượt dốc, có nhiều đoạn xe phải lội qua suối, hay những đoạn chỉ đi vừa đúng một chiếc xe, một bên là vách đá cheo leo một bên là vực thẳm, nếu bất cẩn xe chệch bánh là cả người lẫn xe lăn xuống vực.
Sau hơn 4 giờ trèo đèo vượt suối băng rừng, dòng chữ mờ ảo trên tấm biển xanh giữa mênh mang mây mù hiện ra “Đồn Biên phòng Y Tý”. Cả đoàn ai cũng mừng rỡ. Tình cảm giữa người miền xuôi và miền núi thật khó diễn tả thành lời, chỉ biết gói cả vào cái bắt tay xiết chặt, cái ôm thắm thiết của tình người nơi biên giới.
Những câu chuyện cảm động
Đồn Biên phòng Y Tý nằm nép mình vào dãy núi Nhĩ Cù San cùng với đồng bào dân tộc Hà Nhì. Thời tiết “đỏng đảnh” nơi đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của các anh, một số chiến sỹ trẻ mới lên đã bị chảy cả máu mũi, còn những người công tác lâu như anh Trường, anh Khải, anh Lực thì chuyện nứt nẻ mặt mũi tay chân đã quá quen thuộc.
Tại hội trường của đơn vị, Tết đã tràn ngập trong sắc hoa đào, phía bên tay trái, ở vị trí cao nhất là lá cờ đỏ sao vàng, phía dưới là tượng Bác Hồ, ở vị trí trung tâm là chiếc bàn bày mâm ngũ quả, rượu, bánh chưng được bày rất khéo và trang trọng, cành đào rừng cổ thụ được đặt bên cạnh.
Đại úy Hạng Xuân Chung, Chính trị viên phó đồn Biên phòng Y Tý cho biết, năm nào cũng vậy, bộ đội tổ chức ăn Tết sớm để đến giao thừa đón Tết cùng đồng bào tại các bản làng. Những ngày giáp Tết này, đơn vị luôn trực sẵn sàng chiến đấu 75% quân số.
Chúng tôi đã được nghe câu chuyện cảm động nói về chiến sĩ Nguyễn Thanh Ngân quên vợ cứu dân. Cuối năm 2008, chiếc xe khách chở hơn 10 người trong đó có bộ đội và nhân dân từ Y Tý ra trung tâm huyện để thi lấy bằng lái xe, đến suối Nậm Pẻng thì bất ngờ gặp lũ từ đầu nguồn đổ về hất tung xe xuống suối. Nước nhanh chóng ngập kín các khoang xe khiến nhân dân hoảng loạn kêu la.
Ngay trong lúc đó, chiến sĩ Ngân đã dùng tay đấm cửa kính chui ra và bật tất cả các cửa kính để nhanh chóng giúp dân thoát ra ngoài.
Trong lúc mọi người được cứu ra khỏi vùng nguy hiểm gần hết thì một phụ nữ trong xe hua hua đôi bàn tay như gọi khẩn thiết, ngay lập tức anh Ngân một tay bám cầu thang xe, một tay kéo cô gái nhấc lên. Đến khi kéo cô gái lên khỏi mức nước ngập trong xe thì mới chợt nhớ ra không biết vợ mình đâu.
Nước suốt chảy mạnh, xe bị mắc vào tảng đá, chiến sĩ Ngân lại tiếp tục quay vào trong xe lật ghế tìm vợ, một tảng đá từ suối văng vào trong xe, đè lên người chị khiến chị đau đớn không kêu được.
Trong lúc đó những người dân thoát được đã gọi thêm người dùng dây thừng thả xuống suối, khi hai vợ chồng vừa chui ra khỏi xe, bám được vào dây thì nước suối cuốn văng luôn chiếc xe. Mọi người cảm động ôm nhau khóc, cảm ơn bộ đội, còn vợ chiến sĩ Ngân thì giận chồng suốt mấy ngày liền.
Trong trí nhớ của Phó chủ tịch xã Y Tý Tráng A Lù vẫn còn nguyên vẹn hình ảnh anh Nguyễn Đình Lâm, bộ đội biên phòng Y Tý băng mình trong nước lũ và giá rét cứu từng người dân và phát từng gói mì, thuốc men trong đợt lũ quét năm 2008.
Ông Lù cảm động kể, nước lũ đổ về nhanh, bà con dân bản được đưa lên trú tạm ở đồn biên phòng chờ nước rút. Gần 1 tuần trôi qua gạo, muối đã cạn, một số người dân đã bị ốm, nhiều người bị mắc lại trên núi hàng tuần không có gì ăn, bộ đội đã Lâm đã đến từng nơi để phát mì tôm, chăn màn thuốc men và quần áo.
Trời Y Tý đã về chiều, những dải mây đang đùn lên dày đặc giăng kín các dải đồi, giá lạnh bắt đầu xâm chiếm, những cây đào rừng nổ rộ trên các triền đồi đã mờ dần. Chúng tôi phải chia tay để kịp xuống núi cho kịp thời gian. Trong thời khắc chia tay ai cũng bịn rịn không muốn rời. Xe nổ máy đem theo bao vấn vương và những trăn trở về cuộc sống nơi biên cương./.
Nơi đây quanh năm bị mây mù và giá rét bao phủ. Đúng với tên đồng bào vẫn gọi, Y Tý có nghĩa là "xứ mưa." Trong điều kiện khắc nghiệt đó, cán bộ chiến sỹ đồn biên phòng Y Tý vẫn làm tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, ngày đêm chắc tay súng giữ vững từng tấc đất biên cương của Tổ quốc.
Vượt dốc
Những ngày giáp Tết, trên khắp các triền đồi vùng Tây Bắc, hoa đào, hoa mận, hoa ban đã nở rộ báo hiệu mùa xuân mới đã về. Các gia đình người Hà Nhì, Giao, Dáy... ở Lào Cai cũng đã rục rịch các hoạt động sửa nhà, nấu rượu, gói bánh để đón Tết.
Trong sắc xuân tràn ngập, chúng tôi đã ngược Bản Vược lên Mường Vi, Bản Xèo, Mường Hum... cùng với bộ đội biên phòng Lào Cai đến Y Tý để tìm hiểu cuộc sống của bộ đội biên phòng và đồng bào nơi đây.
5 giờ 30 phút sáng, khi trời Lào Cai còn mờ sương, chúng tôi đã lục đục chuẩn bị lên đường. Trước cuộc hành trình, Thiếu tá Bùi Việt Long, cán bộ Phòng công tác chính trị Bộ tư lệnh bộ đội Biên Phòng Lào Cai “quán triệt”: “Mấy nhà báo phải mặc thêm áo lạnh đi, không thì lên đó không chịu được đâu. Lưu ý thêm, mọi người nên ăn sáng vừa phải để tránh bị đau dạ dày vì đường lên đó là đường mòn toàn đá tai mèo, leo rất khó khăn. Còn ai say xe thì xin nghỉ ở nhà.”
Đường lên Y Tý nếu vào mùa hè thì bụi còn bám đỏ cả xe, đỏ cả người, nhưng những người thường xuyên đi lại trên con đường này như các chiến sỹ biên phòng thì đó là việc hết sức bình thường.
Lên Y Tý có 2 con đường, đều quanh co liên tục phải vượt dốc, có nhiều đoạn xe phải lội qua suối, hay những đoạn chỉ đi vừa đúng một chiếc xe, một bên là vách đá cheo leo một bên là vực thẳm, nếu bất cẩn xe chệch bánh là cả người lẫn xe lăn xuống vực.
Sau hơn 4 giờ trèo đèo vượt suối băng rừng, dòng chữ mờ ảo trên tấm biển xanh giữa mênh mang mây mù hiện ra “Đồn Biên phòng Y Tý”. Cả đoàn ai cũng mừng rỡ. Tình cảm giữa người miền xuôi và miền núi thật khó diễn tả thành lời, chỉ biết gói cả vào cái bắt tay xiết chặt, cái ôm thắm thiết của tình người nơi biên giới.
Những câu chuyện cảm động
Đồn Biên phòng Y Tý nằm nép mình vào dãy núi Nhĩ Cù San cùng với đồng bào dân tộc Hà Nhì. Thời tiết “đỏng đảnh” nơi đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của các anh, một số chiến sỹ trẻ mới lên đã bị chảy cả máu mũi, còn những người công tác lâu như anh Trường, anh Khải, anh Lực thì chuyện nứt nẻ mặt mũi tay chân đã quá quen thuộc.
Tại hội trường của đơn vị, Tết đã tràn ngập trong sắc hoa đào, phía bên tay trái, ở vị trí cao nhất là lá cờ đỏ sao vàng, phía dưới là tượng Bác Hồ, ở vị trí trung tâm là chiếc bàn bày mâm ngũ quả, rượu, bánh chưng được bày rất khéo và trang trọng, cành đào rừng cổ thụ được đặt bên cạnh.
Đại úy Hạng Xuân Chung, Chính trị viên phó đồn Biên phòng Y Tý cho biết, năm nào cũng vậy, bộ đội tổ chức ăn Tết sớm để đến giao thừa đón Tết cùng đồng bào tại các bản làng. Những ngày giáp Tết này, đơn vị luôn trực sẵn sàng chiến đấu 75% quân số.
Chúng tôi đã được nghe câu chuyện cảm động nói về chiến sĩ Nguyễn Thanh Ngân quên vợ cứu dân. Cuối năm 2008, chiếc xe khách chở hơn 10 người trong đó có bộ đội và nhân dân từ Y Tý ra trung tâm huyện để thi lấy bằng lái xe, đến suối Nậm Pẻng thì bất ngờ gặp lũ từ đầu nguồn đổ về hất tung xe xuống suối. Nước nhanh chóng ngập kín các khoang xe khiến nhân dân hoảng loạn kêu la.
Ngay trong lúc đó, chiến sĩ Ngân đã dùng tay đấm cửa kính chui ra và bật tất cả các cửa kính để nhanh chóng giúp dân thoát ra ngoài.
Trong lúc mọi người được cứu ra khỏi vùng nguy hiểm gần hết thì một phụ nữ trong xe hua hua đôi bàn tay như gọi khẩn thiết, ngay lập tức anh Ngân một tay bám cầu thang xe, một tay kéo cô gái nhấc lên. Đến khi kéo cô gái lên khỏi mức nước ngập trong xe thì mới chợt nhớ ra không biết vợ mình đâu.
Nước suốt chảy mạnh, xe bị mắc vào tảng đá, chiến sĩ Ngân lại tiếp tục quay vào trong xe lật ghế tìm vợ, một tảng đá từ suối văng vào trong xe, đè lên người chị khiến chị đau đớn không kêu được.
Trong lúc đó những người dân thoát được đã gọi thêm người dùng dây thừng thả xuống suối, khi hai vợ chồng vừa chui ra khỏi xe, bám được vào dây thì nước suối cuốn văng luôn chiếc xe. Mọi người cảm động ôm nhau khóc, cảm ơn bộ đội, còn vợ chiến sĩ Ngân thì giận chồng suốt mấy ngày liền.
Trong trí nhớ của Phó chủ tịch xã Y Tý Tráng A Lù vẫn còn nguyên vẹn hình ảnh anh Nguyễn Đình Lâm, bộ đội biên phòng Y Tý băng mình trong nước lũ và giá rét cứu từng người dân và phát từng gói mì, thuốc men trong đợt lũ quét năm 2008.
Ông Lù cảm động kể, nước lũ đổ về nhanh, bà con dân bản được đưa lên trú tạm ở đồn biên phòng chờ nước rút. Gần 1 tuần trôi qua gạo, muối đã cạn, một số người dân đã bị ốm, nhiều người bị mắc lại trên núi hàng tuần không có gì ăn, bộ đội đã Lâm đã đến từng nơi để phát mì tôm, chăn màn thuốc men và quần áo.
Trời Y Tý đã về chiều, những dải mây đang đùn lên dày đặc giăng kín các dải đồi, giá lạnh bắt đầu xâm chiếm, những cây đào rừng nổ rộ trên các triền đồi đã mờ dần. Chúng tôi phải chia tay để kịp xuống núi cho kịp thời gian. Trong thời khắc chia tay ai cũng bịn rịn không muốn rời. Xe nổ máy đem theo bao vấn vương và những trăn trở về cuộc sống nơi biên cương./.
Công Định/CTV (Vietnam+)