Ủy ban giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 29/9 phán quyết rằng lệnh cấm của Mỹ đối với thịt gà của Trung Quốc là trái quy định.
Theo WTO, Mỹ đang vi phạm những nghĩa vụ thương mại khi kéo dài lệnh cấm trong năm năm đối với thịt gà của Trung Quốc.
Hai bên đã cấm nhập khẩu thịt gà của nhau sau đại dịch cúm gia cầm vào năm 2004. Tuy nhiên, Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh cấm một vài tháng sau đó và nhập khẩu hơn bốn triệu tấn thị gà từ Mỹ kể từ năm 2004. Trong khi đó, Mỹ lại không có hành động tương tự.
Mỹ, nước nhập khẩu lớn nhất thế giới và Trung Quốc, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, cũng đang rơi vào những bất đồng thương mại về các sản phẩm thép, lốp, bằng sáng chế và phim ảnh.
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh kể từ khi gia nhập WTO năm 2001, đẩy các nhà chế tạo Mỹ, châu Âu và các nước khác vào tình thế khó khăn. Những người chỉ trích cho rằng sự gia tăng này là nhờ Trung Quốc đã thực thi những chính sách không công bằng nhằm thúc đẩy xuất khẩu, trong khi hạn chế lượng sản phẩm nhập khẩu vào thị trường trong nước.
Trong đó, theo các nhà kinh tế và các nghị sỹ Mỹ và châu Âu mấu chốt của vấn đề là việc Trung Quốc đã định giá đồng NDT ở mức thấp nhằm giúp các công ty nước này có lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ.
Các nhà chế tạo Mỹ cho rằng việc đồng NDT bị định giá thấp là nguyên nhân khiến hàng triệu việc làm ở nước này bị mất và các nghị sỹ Mỹ đang đối mặt với sức ép gia tăng trong việc hạ tỷ lệ thất nghiệp trước cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cho phép chính phủ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc và những nước đã hạ giá đồng tiền để có được các lợi thế thương mại.
Ngày 29/9, Trung Quốc đã nhắc lại cam kết về việc gia tăng tính linh hoạt của đồng NDT. Bắc Kinh cam kết tăng giá đồng NDT vào tháng Sáu vừa qua, song cho đến nay đồng tiền này chỉ tăng giá khoảng 2% so với đồng USD.
Ngược lại, Trung Quốc đã chỉ trích mạnh mẽ về sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ và các nước phát triển khác kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008. Trung Quốc cũng trở nên quyết liệt hơn trong việc bảo vệ các lợi ích thương mại của mình.
Đại sứ Trung Quốc tại WTO, Sun Zhenyu, nói trong khi hối thúc các đối tác thương mại mở cửa thị trường hơn nữa, Mỹ đã thông qua nhiều hơn các biện pháp bảo hộ tại thị trường trong nước.
Những hỗ trợ cho ngành công nghiệp, kế hoạch kích thích kinh tế, các khoản cứu trợ và điều khoản "Mua hàng Mỹ" đi ngược lại cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ tại các diễn đàn đa phương cũng như tinh thần tự do thương mại và có tác động tiêu cực đến thương mại toàn cầu./.
Theo WTO, Mỹ đang vi phạm những nghĩa vụ thương mại khi kéo dài lệnh cấm trong năm năm đối với thịt gà của Trung Quốc.
Hai bên đã cấm nhập khẩu thịt gà của nhau sau đại dịch cúm gia cầm vào năm 2004. Tuy nhiên, Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh cấm một vài tháng sau đó và nhập khẩu hơn bốn triệu tấn thị gà từ Mỹ kể từ năm 2004. Trong khi đó, Mỹ lại không có hành động tương tự.
Mỹ, nước nhập khẩu lớn nhất thế giới và Trung Quốc, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, cũng đang rơi vào những bất đồng thương mại về các sản phẩm thép, lốp, bằng sáng chế và phim ảnh.
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh kể từ khi gia nhập WTO năm 2001, đẩy các nhà chế tạo Mỹ, châu Âu và các nước khác vào tình thế khó khăn. Những người chỉ trích cho rằng sự gia tăng này là nhờ Trung Quốc đã thực thi những chính sách không công bằng nhằm thúc đẩy xuất khẩu, trong khi hạn chế lượng sản phẩm nhập khẩu vào thị trường trong nước.
Trong đó, theo các nhà kinh tế và các nghị sỹ Mỹ và châu Âu mấu chốt của vấn đề là việc Trung Quốc đã định giá đồng NDT ở mức thấp nhằm giúp các công ty nước này có lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ.
Các nhà chế tạo Mỹ cho rằng việc đồng NDT bị định giá thấp là nguyên nhân khiến hàng triệu việc làm ở nước này bị mất và các nghị sỹ Mỹ đang đối mặt với sức ép gia tăng trong việc hạ tỷ lệ thất nghiệp trước cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cho phép chính phủ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc và những nước đã hạ giá đồng tiền để có được các lợi thế thương mại.
Ngày 29/9, Trung Quốc đã nhắc lại cam kết về việc gia tăng tính linh hoạt của đồng NDT. Bắc Kinh cam kết tăng giá đồng NDT vào tháng Sáu vừa qua, song cho đến nay đồng tiền này chỉ tăng giá khoảng 2% so với đồng USD.
Ngược lại, Trung Quốc đã chỉ trích mạnh mẽ về sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ và các nước phát triển khác kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008. Trung Quốc cũng trở nên quyết liệt hơn trong việc bảo vệ các lợi ích thương mại của mình.
Đại sứ Trung Quốc tại WTO, Sun Zhenyu, nói trong khi hối thúc các đối tác thương mại mở cửa thị trường hơn nữa, Mỹ đã thông qua nhiều hơn các biện pháp bảo hộ tại thị trường trong nước.
Những hỗ trợ cho ngành công nghiệp, kế hoạch kích thích kinh tế, các khoản cứu trợ và điều khoản "Mua hàng Mỹ" đi ngược lại cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ tại các diễn đàn đa phương cũng như tinh thần tự do thương mại và có tác động tiêu cực đến thương mại toàn cầu./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)