Ngày 19/2, Liên hợp quốc công bố một bản báo cáo, trong đó cho biết nhiều hóa chất được phát hiện trong các sản phẩm công nghiệp và hộ gia đình có thể làm tắc nghẽn hệ thống nội tiết tố và gây ra những vấn đề về sức khỏe cho con người và động vật hoang dã.
Bản báo cáo của Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có nhan đề: “Thực trạng khoa học về các hóa chất gây tắc nghẽn nội tiết” chỉ ra một số mối liên hệ giữa các hóa chất phá vỡ nội tiết (EDCs) và những vấn đề về sức khỏe như ung thư vú ở phụ nữ, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, tăng động giảm chú ý ở trẻ em và ung thư tuyến giáp.
Báo cáo kêu gọi các nước nghiên cứu nhiều hơn nữa để hiểu đầy đủ các mối liên hệ giữa EDCs và các căn bệnh và những rối loạn cụ thể.
Hệ thống nội tiết điều hòa việc giải phóng những kích thích tố rất cần thiết cho các chức năng như quá trình trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển, ngủ và tâm trạng.
EDCs có thể làm thay đổi những chức năng này, từ đó làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. EDCs có thể nhập môi trường qua các loại rác thải công nghiệp và đô thị, nguồn nước tưới nông nghiệp, đốt cháy và giải phóng các chất thải.
Một số EDCs xuất hiện tự nhiên và các loại sợi tổng hợp có thể tìm thấy trong các loại thuốc trừ sâu, linh kiện điện tử, các sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm. Chúng cũng có thể được tìm thấy trong các chất phụ gia hoặc chất gây ô nhiễm trong thực phẩm.
Bản báo cáo của Liên hợp quốc cũng gây ra nhiều lo ngại tương tự về tác động của EDCs đối với các loài động vật hoang dã.
Tại bang Alaska của Mỹ, việc tiếp xúc với các hóa chất như vậy có thể góp phần ảnh hưởng đến tái sinh sản, vô sinh và dị tật ở một số hươu nai.
Loài rái cá và sư tử biển cũng có thể gặp rủi ro do hóa chất trong các loại thuốc trừ sâu nhất định.
Bản báo cáo đề nghị chính phủ các nước tiếp tục tiến hành thử nghiệm hơn nữa để xác định EDCs và những con đường tiếp xúc của các hóa chất với con người cũng như động vật hoang dã và kêu gọi các nhà khoa học hợp tác rộng rãi hơn để chia sẻ các số liệu và đưa ra nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những rủi ro của EDCs đối với con người ở các nước đang phát triển.
Ông Achim Steiner, Giám đốc điều hành UNEP cho biết, các sản phẩm hóa chất ngày càng trở thành một phần của cuộc sống hiện đại và hỗ trợ nhiều nền kinh tế quốc gia, tuy nhiên, việc quản lý không chặt chẽ các loại hóa chất sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện những mục tiêu phát triển quan trọng và phát triển bền vững ở tất cả các nước.
Theo ông Steiner, đầu tư cho các phương pháp thử nghiệm và nghiên cứu mới có thể nâng cao hiểu biết về những thiệt hại do EDCs gây nên, hỗ trợ giảm thiểu những rủi ro, phát huy tối đa các lợi ích và chú trọng những lựa chọn thông minh hơn và những lựa chọn thay thế trong quá trình chuyển sang nền kinh tế xanh./.
Bản báo cáo của Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có nhan đề: “Thực trạng khoa học về các hóa chất gây tắc nghẽn nội tiết” chỉ ra một số mối liên hệ giữa các hóa chất phá vỡ nội tiết (EDCs) và những vấn đề về sức khỏe như ung thư vú ở phụ nữ, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, tăng động giảm chú ý ở trẻ em và ung thư tuyến giáp.
Báo cáo kêu gọi các nước nghiên cứu nhiều hơn nữa để hiểu đầy đủ các mối liên hệ giữa EDCs và các căn bệnh và những rối loạn cụ thể.
Hệ thống nội tiết điều hòa việc giải phóng những kích thích tố rất cần thiết cho các chức năng như quá trình trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển, ngủ và tâm trạng.
EDCs có thể làm thay đổi những chức năng này, từ đó làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. EDCs có thể nhập môi trường qua các loại rác thải công nghiệp và đô thị, nguồn nước tưới nông nghiệp, đốt cháy và giải phóng các chất thải.
Một số EDCs xuất hiện tự nhiên và các loại sợi tổng hợp có thể tìm thấy trong các loại thuốc trừ sâu, linh kiện điện tử, các sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm. Chúng cũng có thể được tìm thấy trong các chất phụ gia hoặc chất gây ô nhiễm trong thực phẩm.
Bản báo cáo của Liên hợp quốc cũng gây ra nhiều lo ngại tương tự về tác động của EDCs đối với các loài động vật hoang dã.
Tại bang Alaska của Mỹ, việc tiếp xúc với các hóa chất như vậy có thể góp phần ảnh hưởng đến tái sinh sản, vô sinh và dị tật ở một số hươu nai.
Loài rái cá và sư tử biển cũng có thể gặp rủi ro do hóa chất trong các loại thuốc trừ sâu nhất định.
Bản báo cáo đề nghị chính phủ các nước tiếp tục tiến hành thử nghiệm hơn nữa để xác định EDCs và những con đường tiếp xúc của các hóa chất với con người cũng như động vật hoang dã và kêu gọi các nhà khoa học hợp tác rộng rãi hơn để chia sẻ các số liệu và đưa ra nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những rủi ro của EDCs đối với con người ở các nước đang phát triển.
Ông Achim Steiner, Giám đốc điều hành UNEP cho biết, các sản phẩm hóa chất ngày càng trở thành một phần của cuộc sống hiện đại và hỗ trợ nhiều nền kinh tế quốc gia, tuy nhiên, việc quản lý không chặt chẽ các loại hóa chất sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện những mục tiêu phát triển quan trọng và phát triển bền vững ở tất cả các nước.
Theo ông Steiner, đầu tư cho các phương pháp thử nghiệm và nghiên cứu mới có thể nâng cao hiểu biết về những thiệt hại do EDCs gây nên, hỗ trợ giảm thiểu những rủi ro, phát huy tối đa các lợi ích và chú trọng những lựa chọn thông minh hơn và những lựa chọn thay thế trong quá trình chuyển sang nền kinh tế xanh./.
(TTXVN)