Mặc dù đến nay thông tin về cái chết của ông Gaddafi mới chỉ được duy nhất Hội đồng dân tộc chuyển tiếp Libya (gọi tắt là NTC) xác nhận, song nhiều quốc gia phương Tây đã lên tiếng cho rằng sự kiện này đánh dấu "một chương mới" tại quốc gia Bắc Phi sau nhiều tháng xung đột.
Phát biểu trong cuộc họp cấp cao tại trụ sở Liên hợp quốc tại New York, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho rằng cái chết của ông Gaddafi đã "đánh dấu một sự chuyển tiếp lịch sử tại Libya" và hối thúc tất cả các bên liên quan "hạ vũ khí trong hòa bình."
Theo ông Ban Ki-moon, một phái bộ Liên hợp quốc mới tại Libya đang được triển khai và sẵn sàng trợ giúp người dân Libya. Ông nhấn mạnh: "Con đường phía trước của Libya và nhân dân nước này chắc chắn sẽ còn rất nhiều khó khăn và đầy chông gai thách thức. Hiện tại là thời điểm để mọi người dân Libya chung vai sát cánh. Người Libya chỉ có thể hiện thực hóa cam kết về tương lai của mình thông qua hòa giải và đoàn kết dân tộc. Giờ đây là thời điểm để chữa lành vết thương và tái thiết đất nước, với sự rộng lượng bao dung, chứ không phải trả thù."
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Washington sẽ trở thành đối tác của Libya và sứ mệnh của NATO tại quốc gia Bắc Phi "sẽ sớm kết thúc". Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã cảnh báo các nhà lãnh đạo mới tại Libya rằng công cuộc tái thiết đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh này sẽ rất "nặng nề".
Từ Paris, ông Nicolas Sarkozy, Tổng thống Pháp - nước dẫn đầu cuộc can thiệp quân sự tại Libya, cũng cho rằng hiện tại là thời điểm để đất nước Libya tiến hành "hòa giải trong sự thống nhất và tự do."
Cùng ngày, Liên minh châu Âu đã kêu gọi NTC đảm bảm bảo về một quá trình chuyển tiếp dân chủ và hòa bình tại Libya. Theo Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU, bà Catherine Ashton, tôn trọng nhân quyền nên là một ưu tiên hàng đầu của NTC và chính phủ các nước châu Âu sẽ tiếp tục ủng hộ NTC trong nỗ lực tái thiết Libya. Chính phủ nhiều quốc gia khác trên thế giới như Anh, Đức, Ai Cập... cũng đưa ra các cam kết tương tự.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Dmitry Mevedev bày tỏ hy vọng hòa bình sẽ trở lại với Libya. Ông bày tỏ tin tưởng rằng ban lãnh đạo lâm thời tại Libya, với đại diện nhiều bộ tộc tại Libya, sẽ đạt được thỏa thuận cuối cùng về cơ cấu quyền lực và Libya sẽ trở thành một nhà nước dân chủ hiện đại."
Trong khi đó, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết chiến dịch quân sự tại Libya do khối này cầm đầu sẽ kết thúc ngay khi NTC tuyên bố đã hoàn toàn kiểm soát lãnh thổ Libya.
Liên minh châu Phi cùng ngày tuyên bố đã dỡ bỏ quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Libya. Trong một tuyên bố, Liên minh châu Phi cho biết đã quyết định sẽ cho phép chính quyền hiện thời ở Libya được giữ vị trí của chính quyền cũ ởLibya tại Liên minh châu Phi và các cơ quan khác của khối này. Liên minh châu Phi cũng sẽ thiết lập văn phòng liên lạc ở Tripoli và do một đại diện đặc biệt đứng đầu./.
Phát biểu trong cuộc họp cấp cao tại trụ sở Liên hợp quốc tại New York, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho rằng cái chết của ông Gaddafi đã "đánh dấu một sự chuyển tiếp lịch sử tại Libya" và hối thúc tất cả các bên liên quan "hạ vũ khí trong hòa bình."
Theo ông Ban Ki-moon, một phái bộ Liên hợp quốc mới tại Libya đang được triển khai và sẵn sàng trợ giúp người dân Libya. Ông nhấn mạnh: "Con đường phía trước của Libya và nhân dân nước này chắc chắn sẽ còn rất nhiều khó khăn và đầy chông gai thách thức. Hiện tại là thời điểm để mọi người dân Libya chung vai sát cánh. Người Libya chỉ có thể hiện thực hóa cam kết về tương lai của mình thông qua hòa giải và đoàn kết dân tộc. Giờ đây là thời điểm để chữa lành vết thương và tái thiết đất nước, với sự rộng lượng bao dung, chứ không phải trả thù."
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Washington sẽ trở thành đối tác của Libya và sứ mệnh của NATO tại quốc gia Bắc Phi "sẽ sớm kết thúc". Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã cảnh báo các nhà lãnh đạo mới tại Libya rằng công cuộc tái thiết đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh này sẽ rất "nặng nề".
Từ Paris, ông Nicolas Sarkozy, Tổng thống Pháp - nước dẫn đầu cuộc can thiệp quân sự tại Libya, cũng cho rằng hiện tại là thời điểm để đất nước Libya tiến hành "hòa giải trong sự thống nhất và tự do."
Cùng ngày, Liên minh châu Âu đã kêu gọi NTC đảm bảm bảo về một quá trình chuyển tiếp dân chủ và hòa bình tại Libya. Theo Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU, bà Catherine Ashton, tôn trọng nhân quyền nên là một ưu tiên hàng đầu của NTC và chính phủ các nước châu Âu sẽ tiếp tục ủng hộ NTC trong nỗ lực tái thiết Libya. Chính phủ nhiều quốc gia khác trên thế giới như Anh, Đức, Ai Cập... cũng đưa ra các cam kết tương tự.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Dmitry Mevedev bày tỏ hy vọng hòa bình sẽ trở lại với Libya. Ông bày tỏ tin tưởng rằng ban lãnh đạo lâm thời tại Libya, với đại diện nhiều bộ tộc tại Libya, sẽ đạt được thỏa thuận cuối cùng về cơ cấu quyền lực và Libya sẽ trở thành một nhà nước dân chủ hiện đại."
Trong khi đó, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết chiến dịch quân sự tại Libya do khối này cầm đầu sẽ kết thúc ngay khi NTC tuyên bố đã hoàn toàn kiểm soát lãnh thổ Libya.
Liên minh châu Phi cùng ngày tuyên bố đã dỡ bỏ quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Libya. Trong một tuyên bố, Liên minh châu Phi cho biết đã quyết định sẽ cho phép chính quyền hiện thời ở Libya được giữ vị trí của chính quyền cũ ởLibya tại Liên minh châu Phi và các cơ quan khác của khối này. Liên minh châu Phi cũng sẽ thiết lập văn phòng liên lạc ở Tripoli và do một đại diện đặc biệt đứng đầu./.
(TTXVN/Vietnam+)