Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 25/8 đã họp phiên đặc biệt thảo luận các giải pháp pháp lý trừng phạt tội phạm cướp biển, hiện đang hoành hành ở ngoài khơi Somalia, đe dọa nghiêm trọng tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới này.
Tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khẳng định những đối tượng thực hiện các hành động cướp biển và cướp có vũ trang ngoài khơi Somalia, kể cả những kẻ khuyến khích hoặc hỗ trợ những hành động như vậy, đều phải bị trừng phạt.
Các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhấn mạnh để giải quyết hiệu quả nạn cướp biển cần có các biện pháp kiên quyết và liên tục không chỉ trên biển mà cả trên đất liền, nơi khởi nguồn các vụ cướp biển.
Trong ba năm qua, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực phối hợp để chống cướp biển, trong đó có việc thành lập Nhóm tiếp xúc và triển khai các tàu hải quân đến khu vực ngoài khơi Somalia.
Tuy nhiên, điều quan trọng là cần hỗ trợ các nỗ lực khu vực và quốc tế nhằm đạt được hòa bình và ổn định ở Somalia - nơi xung đột vẫn đang ngày một leo thang giữa quân chính phủ và các nhóm nổi loạn cũng như đang xảy ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới, với khoảng 3,2 triệu người, tức hơn 40% dân số nước này, cần cứu trợ lương thực khẩn cấp.
Phát biểu tại cuộc thảo luận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi Hội đồng Bảo an và cộng đồng quốc tế cần hành động mạnh mẽ hơn nữa để đối phó với nạn cướp biển ngoài khơi Somalia, đặc biệt cần thực hiện chế độ luật pháp mạnh mẽ nhằm tăng cường hiệu quả cuộc chiến chống cướp biển ở vùng biển quốc tế.
Ông đề xuất bảy lựa chọn pháp lý lâu dài nhằm tăng cường cuộc chiến này trong đó có việc bắt giữ, xét xử và giam giữ các tên cướp biển.
Các lựa chọn pháp lý này bao gồm trợ giúp các nước trong khu vực truy tố và giam giữ các tội phạm cướp biển; lập tòa án của Somalia ở một nước thứ ba để xét xử tội phạm theo luật pháp nước này; hỗ trợ một nước hoặc một nhóm nước thiết lập các phiên tòa đặc biệt dựa trên cơ cấu toà án quốc gia của nước hoặc nhóm nước này để xét xử tội phạm cướp biển.
Các nước trong khu vực và Liên minh châu Phi thiết lập tòa án khu vực để xét xử; thiết lập tòa án quốc tế với sự tham gia của một nước trong khu vực và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thiết lập toà án quốc tế để xét xử theo Hiến chương Liên hợp quốc, cũng là những lựa chọn pháp lý lâu dài.
Ngoài ra, Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh để cuộc chiến chống cướp biển được bền vững, dù lựa chọn biện pháp pháp lý nào trong bảy lựa chọn trên, cần sự cam kết tài chính và chính trị lâu dài của các nước thành viên Liên hợp quốc.
Ông thông báo bổ nhiệm Cố vấn đặc biệt về luật pháp liên quan đến chống cướp biển ở ngoài khơi Somalia.
Trong bảy tháng đầu năm nay, đã xảy ra gần 140 vụ cướp biển ở ngoài khơi Somalia, trong đó có 30 tàu bị cướp. Hiện vẫn còn tới 17 tàu và 450 thủy thủ đang bị cướp biển giam giữ đòi tiền chuộc./.
Tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khẳng định những đối tượng thực hiện các hành động cướp biển và cướp có vũ trang ngoài khơi Somalia, kể cả những kẻ khuyến khích hoặc hỗ trợ những hành động như vậy, đều phải bị trừng phạt.
Các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhấn mạnh để giải quyết hiệu quả nạn cướp biển cần có các biện pháp kiên quyết và liên tục không chỉ trên biển mà cả trên đất liền, nơi khởi nguồn các vụ cướp biển.
Trong ba năm qua, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực phối hợp để chống cướp biển, trong đó có việc thành lập Nhóm tiếp xúc và triển khai các tàu hải quân đến khu vực ngoài khơi Somalia.
Tuy nhiên, điều quan trọng là cần hỗ trợ các nỗ lực khu vực và quốc tế nhằm đạt được hòa bình và ổn định ở Somalia - nơi xung đột vẫn đang ngày một leo thang giữa quân chính phủ và các nhóm nổi loạn cũng như đang xảy ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới, với khoảng 3,2 triệu người, tức hơn 40% dân số nước này, cần cứu trợ lương thực khẩn cấp.
Phát biểu tại cuộc thảo luận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi Hội đồng Bảo an và cộng đồng quốc tế cần hành động mạnh mẽ hơn nữa để đối phó với nạn cướp biển ngoài khơi Somalia, đặc biệt cần thực hiện chế độ luật pháp mạnh mẽ nhằm tăng cường hiệu quả cuộc chiến chống cướp biển ở vùng biển quốc tế.
Ông đề xuất bảy lựa chọn pháp lý lâu dài nhằm tăng cường cuộc chiến này trong đó có việc bắt giữ, xét xử và giam giữ các tên cướp biển.
Các lựa chọn pháp lý này bao gồm trợ giúp các nước trong khu vực truy tố và giam giữ các tội phạm cướp biển; lập tòa án của Somalia ở một nước thứ ba để xét xử tội phạm theo luật pháp nước này; hỗ trợ một nước hoặc một nhóm nước thiết lập các phiên tòa đặc biệt dựa trên cơ cấu toà án quốc gia của nước hoặc nhóm nước này để xét xử tội phạm cướp biển.
Các nước trong khu vực và Liên minh châu Phi thiết lập tòa án khu vực để xét xử; thiết lập tòa án quốc tế với sự tham gia của một nước trong khu vực và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thiết lập toà án quốc tế để xét xử theo Hiến chương Liên hợp quốc, cũng là những lựa chọn pháp lý lâu dài.
Ngoài ra, Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh để cuộc chiến chống cướp biển được bền vững, dù lựa chọn biện pháp pháp lý nào trong bảy lựa chọn trên, cần sự cam kết tài chính và chính trị lâu dài của các nước thành viên Liên hợp quốc.
Ông thông báo bổ nhiệm Cố vấn đặc biệt về luật pháp liên quan đến chống cướp biển ở ngoài khơi Somalia.
Trong bảy tháng đầu năm nay, đã xảy ra gần 140 vụ cướp biển ở ngoài khơi Somalia, trong đó có 30 tàu bị cướp. Hiện vẫn còn tới 17 tàu và 450 thủy thủ đang bị cướp biển giam giữ đòi tiền chuộc./.
(TTXVN/Vietnam+)