Ngày 19/12, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon hoan nghênh vai trò ngày càng tăng lên của hợp tác Nam-Nam trong việc thúc đẩy sự bình bình đẳng giữa các quốc gia, khuyến khích các nền kinh tế đang nổi tăng cường tham gia và đóng góp lớn hơn.
Phát biểu trong thông điệp nhân Ngày Liên hợp quốc cho Hợp tác Nam-Nam (19/12) của Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định Hợp tác Nam-Nam có thể giúp giải quyết được thách thức chung trong việc xây dựng một thế giới bình đẳng và ổn định hơn; là công cụ phát triển quan trọng giúp thúc đẩy sự bình đẳng giữa các quốc gia và giải quyết vấn đề thiếu đói.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh Hợp tác Nam-Nam có thể đạt được những kết quả trên thực tế bằng nhiều con đường mà việc viện trợ phát triển truyền thống không thể thực hiện được do hạn chế về địa lý, các mối quan hệ văn hóa và lịch sử hoặc lối mòn phát triển của các quốc gia.
Trước đây, Hợp tác Nam-Nam chủ yếu tập trung vào việc chia sẻ những phát triển về kỹ thuật như cải thiện các giống vật nuôi, y tế, chế biến thực phẩm và việc sử dụng nước hiệu quả. Ngày nay, sự hợp tác này bao gồm cả việc phối hợp chính sách của chính phủ trong một loạt các tiến trình thiết yếu hướng tới việc đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc khẳng định việc các quốc gia, các cơ quan đa phương và các đối tác khác cùng hợp tác ở phía Nam để chia sẻ những bí quyết, trao đổi các ý tưởng và phối hợp chính sách đã giải phóng sức sáng tạo giúp thúc đẩy nỗ lực của cộng đồng thế giới trong việc xây dựng một tương lai như mong muốn./.
Phát biểu trong thông điệp nhân Ngày Liên hợp quốc cho Hợp tác Nam-Nam (19/12) của Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định Hợp tác Nam-Nam có thể giúp giải quyết được thách thức chung trong việc xây dựng một thế giới bình đẳng và ổn định hơn; là công cụ phát triển quan trọng giúp thúc đẩy sự bình đẳng giữa các quốc gia và giải quyết vấn đề thiếu đói.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh Hợp tác Nam-Nam có thể đạt được những kết quả trên thực tế bằng nhiều con đường mà việc viện trợ phát triển truyền thống không thể thực hiện được do hạn chế về địa lý, các mối quan hệ văn hóa và lịch sử hoặc lối mòn phát triển của các quốc gia.
Trước đây, Hợp tác Nam-Nam chủ yếu tập trung vào việc chia sẻ những phát triển về kỹ thuật như cải thiện các giống vật nuôi, y tế, chế biến thực phẩm và việc sử dụng nước hiệu quả. Ngày nay, sự hợp tác này bao gồm cả việc phối hợp chính sách của chính phủ trong một loạt các tiến trình thiết yếu hướng tới việc đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc khẳng định việc các quốc gia, các cơ quan đa phương và các đối tác khác cùng hợp tác ở phía Nam để chia sẻ những bí quyết, trao đổi các ý tưởng và phối hợp chính sách đã giải phóng sức sáng tạo giúp thúc đẩy nỗ lực của cộng đồng thế giới trong việc xây dựng một tương lai như mong muốn./.
(TTXVN/Vietnam+)