Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 22/2 đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về các diễn biến ở Libya, và ra tuyên bố kêu gọi "lập tức chấm dứt tình trạng bạo lực" ở nước này.
Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc tham vấn kín không chính thức về tình hình Libya, Hội đồng Bảo an cũng nhấn mạnh Chính phủ Libya cần phải bảo vệ người dân nước này cũng như bảo đảm an toàn cho người nước ngoài và các nhà hoạt động nhân đạo có thể tiếp cận với những người bị thương.
Tại cuộc họp báo tối 21/2, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho biết ông đã có cuộc điện đàm kéo dài 40 phút với nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, và đã kêu gọi chính quyền Libya không sử dụng vũ lực trấn áp biểu tình.
Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Irina Bokova cũng lên tiếng quan ngại về tình hình đang tiếp tục xấu đi tại Libya và kêu gọi chính phủ nước này kiềm chế.
Trong khi đó, tuyên bố trên truyền hình quốc gia, ông Gaddafi khẳng định ông sẽ không từ chức và sẽ không rời khỏi đất nước. Ông cáo buộc những người biểu tình chống chính phủ đã gây bất ổn và kêu gọi người dân xuống đường vào ngày 23/2 để bày tỏ sự ủng hộ đối với ông.
Ông Gaddafi cũng bác bỏ các cáo buộc cho rằng chính phủ đã ra lệnh cho lực lượng an ninh giết hại người biểu tình trong tuần qua và khẳng định cho đến thời điểm này, chính phủ vẫn chưa dùng vũ lực. Tuy nhiên, ông cảnh báo sẽ có hành động cứng rắn với người biểu tình nếu tình hình xấu thêm, song sẽ thực hiện "trong khuôn khổ luật pháp quốc tế và hiến pháp Libya."
Kênh truyền hình quốc gia Libya dẫn nguồn tin từ ủy ban an ninh quốc gia cho biết khoảng 300 người, trong đó có 111 binh sỹ và 189 dân thường, đã thiệt mạng trong các vụ bạo loạn ở Libya tuần qua.
Đêm 22/2, Chủ tịch Quốc hội Libya Mohamed Zwei cho biết an ninh đã được khôi phục ở hầu hết các thành phố lớn của Libya, đồng thời quốc hội đã thành lập ủy ban điều tra tám ngày bất ổn tại Libya.
Trong bối cảnh tình hình Libya diễn biến căng thẳng, ngày 22/2, Peru đã đình chỉ mọi quan hệ ngoại giao với nước này, trở thành quốc gia đầu tiên áp dụng biện pháp này với Libya.
Cùng ngày, Liên đoàn Arập (AL) đã đình chỉ sự tham gia của Libya vào các cuộc họp trong tương lai của liên đoàn cũng như các tổ chức và thể chế liên quan đến AL. Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc họp các phái đoàn thường trực của các nước thành viên, AL kêu gọi chính quyền Libya tiến hành đối thoại dân tộc và đáp ứng những yêu cầu chính đáng của người dân.
Trang web thương mại của Liên minh châu Âu (EU) đưa tin EU cũng đang thảo luận các biện pháp trừng phạt giới lãnh đạo Libya. Đề xuất được đưa ra là áp dụng lệnh cấm nhập cảnh cũng như phong tỏa tài sản đối với ông Gaddafi và các nhân vật thân cận. Một lựa chọn khác là đình chỉ tiến trình thương lượng bắt đầu từ năm 2008 giữa Libya và EU nhằm thiết lập mối quan hệ đối tác đặc biệt giữa hai bên.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Catherine Ashton thúc giục các bên kiềm chế, đồng thời cảnh báo EU sẽ đình chỉ thỏa thuận thương mại khung mà khối này đang đàm phán với Libya.
Tuy nhiên, dự định trừng phạt đang vấp phải sự phản đối của một số nước, đặc biệt là Italy và Malta. Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi ngày 22/2 đã có cuộc điện đàm với ông Gaddafi kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia Bắc Phi này./.
Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc tham vấn kín không chính thức về tình hình Libya, Hội đồng Bảo an cũng nhấn mạnh Chính phủ Libya cần phải bảo vệ người dân nước này cũng như bảo đảm an toàn cho người nước ngoài và các nhà hoạt động nhân đạo có thể tiếp cận với những người bị thương.
Tại cuộc họp báo tối 21/2, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho biết ông đã có cuộc điện đàm kéo dài 40 phút với nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, và đã kêu gọi chính quyền Libya không sử dụng vũ lực trấn áp biểu tình.
Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Irina Bokova cũng lên tiếng quan ngại về tình hình đang tiếp tục xấu đi tại Libya và kêu gọi chính phủ nước này kiềm chế.
Trong khi đó, tuyên bố trên truyền hình quốc gia, ông Gaddafi khẳng định ông sẽ không từ chức và sẽ không rời khỏi đất nước. Ông cáo buộc những người biểu tình chống chính phủ đã gây bất ổn và kêu gọi người dân xuống đường vào ngày 23/2 để bày tỏ sự ủng hộ đối với ông.
Ông Gaddafi cũng bác bỏ các cáo buộc cho rằng chính phủ đã ra lệnh cho lực lượng an ninh giết hại người biểu tình trong tuần qua và khẳng định cho đến thời điểm này, chính phủ vẫn chưa dùng vũ lực. Tuy nhiên, ông cảnh báo sẽ có hành động cứng rắn với người biểu tình nếu tình hình xấu thêm, song sẽ thực hiện "trong khuôn khổ luật pháp quốc tế và hiến pháp Libya."
Kênh truyền hình quốc gia Libya dẫn nguồn tin từ ủy ban an ninh quốc gia cho biết khoảng 300 người, trong đó có 111 binh sỹ và 189 dân thường, đã thiệt mạng trong các vụ bạo loạn ở Libya tuần qua.
Đêm 22/2, Chủ tịch Quốc hội Libya Mohamed Zwei cho biết an ninh đã được khôi phục ở hầu hết các thành phố lớn của Libya, đồng thời quốc hội đã thành lập ủy ban điều tra tám ngày bất ổn tại Libya.
Trong bối cảnh tình hình Libya diễn biến căng thẳng, ngày 22/2, Peru đã đình chỉ mọi quan hệ ngoại giao với nước này, trở thành quốc gia đầu tiên áp dụng biện pháp này với Libya.
Cùng ngày, Liên đoàn Arập (AL) đã đình chỉ sự tham gia của Libya vào các cuộc họp trong tương lai của liên đoàn cũng như các tổ chức và thể chế liên quan đến AL. Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc họp các phái đoàn thường trực của các nước thành viên, AL kêu gọi chính quyền Libya tiến hành đối thoại dân tộc và đáp ứng những yêu cầu chính đáng của người dân.
Trang web thương mại của Liên minh châu Âu (EU) đưa tin EU cũng đang thảo luận các biện pháp trừng phạt giới lãnh đạo Libya. Đề xuất được đưa ra là áp dụng lệnh cấm nhập cảnh cũng như phong tỏa tài sản đối với ông Gaddafi và các nhân vật thân cận. Một lựa chọn khác là đình chỉ tiến trình thương lượng bắt đầu từ năm 2008 giữa Libya và EU nhằm thiết lập mối quan hệ đối tác đặc biệt giữa hai bên.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Catherine Ashton thúc giục các bên kiềm chế, đồng thời cảnh báo EU sẽ đình chỉ thỏa thuận thương mại khung mà khối này đang đàm phán với Libya.
Tuy nhiên, dự định trừng phạt đang vấp phải sự phản đối của một số nước, đặc biệt là Italy và Malta. Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi ngày 22/2 đã có cuộc điện đàm với ông Gaddafi kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia Bắc Phi này./.
(TTXVN/Vietnam+)