Tại kỳ họp thứ 48 của Ủy ban Phát triển xã hội diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Liên hợp quốc tiếp tục nhấn mạnh và kêu gọi các nước thành viên hành động mạnh mẽ để thúc đẩy hòa nhập xã hội, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nêu rõ hòa nhập xã hội là mục tiêu được lãnh đạo cấp cao các nước thông qua tại Hội nghị cấp cao thế giới về phát triển xã hội năm 1995 như là khuôn khổ thúc đẩy phát triển xã hội và hoạch định chính sách xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, mục tiêu tạo ra “một xã hội công bằng cho tất cả” vẫn là mục tiêu của tương lai.
Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong 15 năm qua, nhưng các xã hội nói chung vẫn chưa ổn định, công bằng và bình đẳng. Hàng trăm triệu người trên thế giới vẫn không được đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, không có quyền lợi và tiếng nói trong xã hội.
Đại diện các nước tham dự hội nghị nêu rõ nhiều chính sách hòa nhập xã hội vẫn chưa thích hợp do được xây dựng trên cơ sở cục bộ hoặc khi đã trở thành giải pháp thì không được thực hiện và đánh giá nghiêm túc.
Hội nghị cần tập trung vào các quan hệ tương tác giữa hòa nhập xã hội với tiến trình xóa đói nghèo, tạo việc làm với thu nhập đủ sống cho mọi thành viên xã hội.
Đại diện các nước cũng nhấn mạnh nhu cầu chăm sóc y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội, chống phân biệt đối xử và các quyền lợi khác của người lao động, đặc biệt là người tàn tật và người bản xứ.
Theo Liên hợp quốc, khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu đã tạo ra khủng hoảng việc làm ở tất cả các nước và làm suy yếu mạng lưới an sinh xã hội thế giới.
Cộng đồng quốc tế cần vượt qua những hiểm họa và hạn chế này bằng kinh nghiệm và khả năng của mình để tiếp tục thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa./.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nêu rõ hòa nhập xã hội là mục tiêu được lãnh đạo cấp cao các nước thông qua tại Hội nghị cấp cao thế giới về phát triển xã hội năm 1995 như là khuôn khổ thúc đẩy phát triển xã hội và hoạch định chính sách xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, mục tiêu tạo ra “một xã hội công bằng cho tất cả” vẫn là mục tiêu của tương lai.
Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong 15 năm qua, nhưng các xã hội nói chung vẫn chưa ổn định, công bằng và bình đẳng. Hàng trăm triệu người trên thế giới vẫn không được đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, không có quyền lợi và tiếng nói trong xã hội.
Đại diện các nước tham dự hội nghị nêu rõ nhiều chính sách hòa nhập xã hội vẫn chưa thích hợp do được xây dựng trên cơ sở cục bộ hoặc khi đã trở thành giải pháp thì không được thực hiện và đánh giá nghiêm túc.
Hội nghị cần tập trung vào các quan hệ tương tác giữa hòa nhập xã hội với tiến trình xóa đói nghèo, tạo việc làm với thu nhập đủ sống cho mọi thành viên xã hội.
Đại diện các nước cũng nhấn mạnh nhu cầu chăm sóc y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội, chống phân biệt đối xử và các quyền lợi khác của người lao động, đặc biệt là người tàn tật và người bản xứ.
Theo Liên hợp quốc, khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu đã tạo ra khủng hoảng việc làm ở tất cả các nước và làm suy yếu mạng lưới an sinh xã hội thế giới.
Cộng đồng quốc tế cần vượt qua những hiểm họa và hạn chế này bằng kinh nghiệm và khả năng của mình để tiếp tục thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa./.
(TTXVN/Vietnam+)