Liên hợp quốc nhấn mạnh, sự phổ biến toàn cầu các thiết bị điện và điện tửđã làm tăng lo ngại quốc tế về tác động tiêu cực của các quá trình quản lý, xửlý và loại bỏ không phù hợp các loại rác thải điện và điện tử. Những rác thảinày chứa các chất độc hại được sử dụng trong quá trình chế tạo có thể gây ônhiễm môi trường và gây hại cho sức khoẻ con người trên quy mô rộng lớn.
Trên quy mô toàn cầu, các cơ chế và quy chế chính sách hoặc các cơ sở hạtầng cần thiết chưa tương xứng với vấn đề xử lý rác thải điện tử. Các nước đangphát triển có nguy cơ trở thành nơi chứa rác thải điện tử của thế giới do cácthiết bị di động tăng đột biến mà không có cơ sở hạ tầng cần thiết để tái chếphế thải của những thiết bị này. Hiện tại, chỉ có 13% lượng rác thải điện tửđược tái chế trên toàn cầu.
Tổng Thư ký ITU Hamadoun Touré thừa nhận vấn đề rác thải điện tử là vấn đềquy chế và chính sách thông tin viễn thông đang nổi lên trên toàn cầu mặc dù ITUđã thông qua những chiến lược cũng như hỗ trợ các nước trong quá trình dự thảovà thực thi các chính sách, luật pháp và quy chế về quản lý và xử lý rác thảiđiện tử để bảo vệ môi trường, đồng thời ban hành nhiều quy chế quốc tế về sửdụng, tái chế và quay vòng các kim loại quý hiếm trong các thiết bị thông tinviễn thông.
Thông qua việc hoàn thiện các tiêu chuẩn và cải thiện những thực tiễn tốtnhất về chế tạo và bảo trì các thiết bị thông tin viễn thông, khu vực công nghệthông tin truyền thông cũng đã đạt được những tiến bộ quan trọng nhằm nâng caohiệu quả bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Hợp tác giữa ITU và SBC sẽ giúp cộng đồng quốc tế đối phó tốt hơn vớinhững vấn đề liên quan đến rác thải điện tử thông qua một đường lối thống nhấtvà thực tế giữa ITU, SBC, ngành công nghiệp tái chế rác thải và các nhà hoạchđịnh chính sách môi trường./.