Ngày 19/12, tại Khu du lịch sinh thái Sao Việt (Phú Yên), Tổ điều phối vùng các tỉnh Duyên hải miền Trung và Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên đã tổ chức Hội thảo khoa học “Liên kết phát triển du lịch các tỉnh Duyên hải miền Trung.”
Tham gia hội thảo có Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, đại diện lãnh đạo của 7 tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Khánh Hòa cùng các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch.
Là một vùng có tới hơn 1.000km bờ biển, chiếm 1/3 chiều dài bờ biển của Vệt Nam và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, trong nhiều năm qua, nắm được thế mạnh để phát triển du lịch của mình, các tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển du lịch và đã thu được một số kết quả khả quan. Nhưng đó chỉ là những sự đầu tư nhỏ, hiệu quả chưa cao và bền vững, sản phẩm du lịch chưa phong phú…
Báo cáo đề dẫn hội thảo nêu rõ: Trong giai đoạn 2005-2010, khách du lịch đến khu vực tăng bình quân là hơn 13,6%, nhưng phần lớn tập trung ở các tỉnh đã có truyền thống, trong đó khách quốc tế thường chọn Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, còn các tỉnh khác chủ yếu là khách nội địa. Lượng khách cao nhưng số ngày lưu trú lại khá thấp.
Doanh thu du lịch theo vùng thì cao nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, còn ở các tỉnh còn lại khá thấp. Số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh, nhìn chung đáp ứng được nhu cầu của khách nhưng hệ số sử dụng buồng phòng bình quân chỉ đạt khoảng 61%...
Thêm vào đó, tiềm năng cũng như ưu tiên phát triển du lịch của các tỉnh, thành phố trong khu vực là khá tương đồng nên sản phẩm du lịch trùng lặp, đơn điệu, dẫn tới hiện tượng xung đột lợi ích giữa các khu du lịch trong cùng địa phương và giữa các địa phương. Và quan trọng hơn cả là sự liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng mới hình thành nên các tỉnh còn lúng túng, bị động, chưa biết triển khai các hình thức liên kết để đạt được hiệu quả cao, tạo sức mạnh tổng hợp.
Để khắc phục tình trạng trên, hướng đến một ngành công nghiệp du lịch phát triển và bền vững, Hội thảo đã thống nhất những giải pháp cần phối hợp thực hiện trong thời gian tới, đó là: Tăng cường liên kết phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ khách du lịch; Phối hợp xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch ở các địa phương; Xây dựng thương hiệu cho du lịch toàn vùng; Thống nhất sử dụng Webside của vùng với địa chỉ www.vietccr.vn để cập nhật thường xuyên các dữ liệu về tài nguyên du lịch, các tour, tuyến, điểm du lịch trong vùng như lượng khách, nguồn khách, sự phát triển của các dịch vụ lữ hành, lưu trú, vui chơi giải trí, mua sắm, ẩm thực...
Các cơ quan quản lý, lãnh đạo các địa phương thường xuyên tổ chức những buổi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp du lịch để có thể kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch toàn vùng. Các tỉnh đa dạng hóa sản phẩm du lịch và kết nối các tour, tuyến du lịch; tập trung phát triển các sản phẩm du lịch liên quan đến thế mạnh du lịch của vùng, của tỉnh theo hướng khai thác bền vững; liên kết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lưu trú và dịch vụ du lịch trong vùng.
Hội thảo cũng kiến nghị với Trung ương xác định 7 tỉnh duyên hải miền Trung là trọng điểm trong chiến lược du lịch quốc gia; đề nghị đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình hiện đại hầm đường bộ qua Đèo Cả, đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, đèo Phú Gia... nhằm thúc đẩy phát triển du lịch toàn vùng. Cần sớm ban hành các chính sách ưu đãi để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là biển đảo; cho phép một số địa phương trong vùng được đầu tư casino nhằm thu hút khách du lịch cao cấp./.
Tham gia hội thảo có Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, đại diện lãnh đạo của 7 tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Khánh Hòa cùng các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch.
Là một vùng có tới hơn 1.000km bờ biển, chiếm 1/3 chiều dài bờ biển của Vệt Nam và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, trong nhiều năm qua, nắm được thế mạnh để phát triển du lịch của mình, các tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển du lịch và đã thu được một số kết quả khả quan. Nhưng đó chỉ là những sự đầu tư nhỏ, hiệu quả chưa cao và bền vững, sản phẩm du lịch chưa phong phú…
Báo cáo đề dẫn hội thảo nêu rõ: Trong giai đoạn 2005-2010, khách du lịch đến khu vực tăng bình quân là hơn 13,6%, nhưng phần lớn tập trung ở các tỉnh đã có truyền thống, trong đó khách quốc tế thường chọn Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, còn các tỉnh khác chủ yếu là khách nội địa. Lượng khách cao nhưng số ngày lưu trú lại khá thấp.
Doanh thu du lịch theo vùng thì cao nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, còn ở các tỉnh còn lại khá thấp. Số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh, nhìn chung đáp ứng được nhu cầu của khách nhưng hệ số sử dụng buồng phòng bình quân chỉ đạt khoảng 61%...
Thêm vào đó, tiềm năng cũng như ưu tiên phát triển du lịch của các tỉnh, thành phố trong khu vực là khá tương đồng nên sản phẩm du lịch trùng lặp, đơn điệu, dẫn tới hiện tượng xung đột lợi ích giữa các khu du lịch trong cùng địa phương và giữa các địa phương. Và quan trọng hơn cả là sự liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng mới hình thành nên các tỉnh còn lúng túng, bị động, chưa biết triển khai các hình thức liên kết để đạt được hiệu quả cao, tạo sức mạnh tổng hợp.
Để khắc phục tình trạng trên, hướng đến một ngành công nghiệp du lịch phát triển và bền vững, Hội thảo đã thống nhất những giải pháp cần phối hợp thực hiện trong thời gian tới, đó là: Tăng cường liên kết phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ khách du lịch; Phối hợp xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch ở các địa phương; Xây dựng thương hiệu cho du lịch toàn vùng; Thống nhất sử dụng Webside của vùng với địa chỉ www.vietccr.vn để cập nhật thường xuyên các dữ liệu về tài nguyên du lịch, các tour, tuyến, điểm du lịch trong vùng như lượng khách, nguồn khách, sự phát triển của các dịch vụ lữ hành, lưu trú, vui chơi giải trí, mua sắm, ẩm thực...
Các cơ quan quản lý, lãnh đạo các địa phương thường xuyên tổ chức những buổi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp du lịch để có thể kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch toàn vùng. Các tỉnh đa dạng hóa sản phẩm du lịch và kết nối các tour, tuyến du lịch; tập trung phát triển các sản phẩm du lịch liên quan đến thế mạnh du lịch của vùng, của tỉnh theo hướng khai thác bền vững; liên kết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lưu trú và dịch vụ du lịch trong vùng.
Hội thảo cũng kiến nghị với Trung ương xác định 7 tỉnh duyên hải miền Trung là trọng điểm trong chiến lược du lịch quốc gia; đề nghị đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình hiện đại hầm đường bộ qua Đèo Cả, đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, đèo Phú Gia... nhằm thúc đẩy phát triển du lịch toàn vùng. Cần sớm ban hành các chính sách ưu đãi để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là biển đảo; cho phép một số địa phương trong vùng được đầu tư casino nhằm thu hút khách du lịch cao cấp./.
Trịnh Bang Nhiệm (TTXVN/Vietnam+)