Liệu nước Mỹ vẫn có thể duy trì nền kinh tế virus Corona?

Một chuyên gia kinh tế cho rằng khi người Mỹ và các quan chức đang nỗ lực để đối phó với sự tàn phá kinh tế do COVID-19 gây ra, có một tia hy vọng bất ngờ: đó là sự năng động của kinh tế Mỹ.
Liệu nước Mỹ vẫn có thể duy trì nền kinh tế virus Corona? ảnh 1Quang cảnh bên ngoài Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. (Ảnh: THX/ TTXVN)

Theo trang mạng bloomberg.com, Karl W. Smith, chuyên gia kinh tế tại Đại học Bắc Carolina, cho rằng khi người Mỹ và các quan chức được bầu của họ đang nỗ lực để đối phó với sự tàn phá kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, có một tia hy vọng bất ngờ: đó là sự năng động của nền kinh tế Mỹ.

Có những lời kêu gọi dễ hiểu về hỗ trợ thu nhập và tiền lương cho những công nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19.

Rốt cuộc, đây không phải là lỗi của họ. Thậm chí quan trọng hơn, sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ sẽ phụ thuộc vào sự tiếp tục của mối quan hệ giữa chủ lao động và người lao động mà trong một số trường hợp phải mất hàng thập kỷ để xây dựng.

Smith lo lắng rằng ngay cả các chuyên gia kinh tế đôi khi đánh giá thấp mức độ thích nghi của nền kinh tế Mỹ. Những nỗ lực hiện tại để giải quyết sự suy thoái bởi virus Corona tập trung đầu tiên vào cứu trợ kinh tế và sau đó là kích thích kinh tế.

Cứu trợ chủ yếu là trợ cấp thất nghiệp hào phóng và hỗ trợ tiền lương cho các doanh nghiệp không có tiền mặt. Kích thích tập trung vào các nỗ lực tăng chi tiêu của người tiêu dùng, doanh nghiệp hoặc chính phủ để đưa dòng tiền mặt chuyển qua khu vực tư nhân.

Ngân hàng Deutsche lập luận rằng bất kỳ loại kích thích truyền thống nào không chỉ không phù hợp mà còn phản tác dụng. Tăng mức chi cho người tiêu dùng trong khi có một nguồn cung cố định sẽ chỉ dẫn đến cuộc chiến tranh đấu thầu và giá cả tăng cao hơn.

Lỗ hổng trong logic này, trên thực tế, là nguồn cung không cố định. Instacart, Walmart, Amazon, Dollar General và CVS hiện đang tìm cách thuê 550.000 công nhân để giải quyết nhu cầu gia tăng đối với thực phẩm và các mặt hàng chủ lực khác.

Trong khi đó, các cửa hàng tạp hóa trực tuyến đã chứng kiến doanh số gần gấp đôi so với cùng tuần năm ngoái. Mọi người không chỉ dự trữ những gì có thể vì phải cách ly lâu, mà còn vì các nhà hàng cũng đóng cửa.

[Chuyên gia nhận định nền kinh tế Mỹ đang trong tình trạng suy thoái]

Và trong khi các cửa hàng tạp hóa và nhà thuốc được coi là thiết yếu vì họ cung cấp thực phẩm và thuốc men, họ không chỉ cung cấp thực phẩm và thuốc men. Walmart là nhà bán lẻ hàng đầu ở Mỹ và là nhà bán lẻ lớn nhất. Trong phạm vi mà nó có thể giữ cho cánh cửa mở và chuỗi cung ứng hoạt động, nó sẽ có thể cung cấp hầu hết những gì người Mỹ cần.

Điều này chỉ ra một hiện tượng tiềm năng lớn hơn: nền kinh tế virus Corona. Không ai biết chắc các biện pháp “hạn chế tiếp xúc xã hội” cực đoan sẽ kéo dài bao lâu. Trong trường hợp xấu nhất, các nỗ lực làm chậm virus sẽ yếu đi cho đến khi có vắcxin.

Trong những tình huống này, Mỹ sẽ cần tạo ra một nền kinh tế có thể hoạt động trong điều kiện đại dịch. Điều này có thể mang lại những thay đổi như giao hàng cảm ứng rộng rãi, kiểm tra nhiệt độ tại các cửa hàng bán lẻ và nhà hàng và vệ sinh hàng đêm tại các doanh nghiệp thiết yếu. Nó có nghĩa là mở rộng các phòng khám y tế, dịch vụ bác sĩ tại nhà và có lẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc ban ngày.

Việc xây dựng các loại dịch vụ này sẽ đòi hỏi không chỉ sự sáng tạo của chủ doanh nghiệp mà còn rất nhiều lao động. Mỹ có cả hai điều đó. Một nền kinh tế thị trường tự do sẽ luôn cố gắng thích nghi với các điều kiện.

Quá trình đó xảy ra liền mạch nhất khi có nhu cầu thiết thực và các quy định linh hoạt. Khi Quốc hội tranh luận về cách tốt nhất để ứng phó với đại dịch, nên ghi nhớ những điểm này./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục