Liệu pháp Botox hạn chế việc cảm thụ xúc cảm

Không chỉ làm hạn chế khả năng biểu lộ cảm xúc gương mặt, liệu pháp Botox còn có thể làm giảm năng lực cảm nhận xúc cảm.
Hầu hết chúng ta đều biết, tác dụng phụ thường thấy của liệu pháp Botox - một liệu pháp thẩm mỹ phổ biến hiện nay, là làm mất khả năng biểu lộ đầy đủ những cảm xúc.

Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện thêm một tác dụng phụ nguy hại khác, đó là mất khả năng cảm thụ những cảm xúc.

Botox, một liệu pháp tiêm thẩm mỹ có tác dụng xử lý những nếp nhăn trên khuôn mặt, được làm từ một loại protein vô cùng độc hại có tên là Botulinum toxin (Botox). Botox có tác dụng làm tê liệt các cơ gây ra nếp nhăn.

Điều này có nghĩa là sẽ không những không còn những nếp nhăn trông khó coi mà các cơ mặt này không còn cử động được nữa (liệt cơ mặt) - mà hậu quả đáng ghi nhận hơn cả là sẽ có một gương mặt lạnh lùng.

Theo công trình nghiên cứu được đăng trên tạo chí Emotion số ra tháng Sáu, các nhà khoa học cho rằng các biểu hiện trên khuôn mặt có thể tác động đến những trải nghiệm cảm xúc, vì thế với một người có khả năng biểu lộ cảm xúc gương mặt hạn chế, có thể sẽ hạn chế thêm khả năng cảm nhận những xúc cảm.

Nói cách khác, với liệu pháp Botox, một người có thể rất bình thản trước một sự kiện đầy cảm xúc ngoài việc “nhúc nhích” rất ít các cơ trên mặt, do đó sẽ ít có những thông tin đáp trả trở lại não bộ liên quan đến biểu hiện của khuôn mặt.

Nhà tâm lý học Joshua Davis thuộc Đại học Barnard ở New York cho biết: "Việc này dẫn chúng tôi đến một thí nghiệm về những biểu hiện của khuôn mặt và việc gửi những thông tin cảm nhận về não bộ đã ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta ra sao.”

Davis và một đồng nghiệp của ông, Ann Senghas, cùng đứng đầu một nhóm các nhà nghiên cứu tiến hành thu nhận những cảm xúc của người tham gia nghiên cứu qua các cuốn băng video cả trước và sau khi họ được tiêm Botox hoặc Restylane - một loại thuốc được tiêm vào môi và các nếp nhăn để làm căng da bệnh nhân.

Restylane được dùng như một thuốc kiểm soát nếp nhăn vì nó chỉ lấp đầy mà không giới hạn cử động của cơ mặt.

So với nhóm “lấp đầy” da, những người được tiêm Botox "giảm đáng kể khả năng trải nhiệm cảm xúc.” Đặc biệt, nhóm Botox đáp ứng kém trước những cử động tích cực của môi so với trước khi bị tiêm Botox.

Những phát hiện trên có liên quan với quan điểm trong hơn một thế kỷ qua rằng đáp ứng từ biểu hiện của khuôn mặt đến não bộ có thể tác động đến trải nghiệm của con người trước những xúc cảm.

Một nụ cười bình thường có thể giúp bạn cảm thấy hạnh phúc trong khi gương mặt nghiêm nghị có thể "kéo tụt" cảm xúc của bạn./.

Cao Phong (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục